Câu 1
Dấu câu
Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu | Từ ngữ | Ý nghĩa | Tác dụng |
a | “ngược dòng” | Vốn thường được dùng để miêu tả dòng chảy để nói về dòng thời gian, dòng chảy lịch sử | Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt |
b | “sảnh chờ” | Được dùng để miêu tả căn phòng rộng lớn cho những người chờ đợi tại nơi công cộng như sân bay, nhà ga… | Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt để nói về sự rộng lớn, rộng rãi của cửa hang Én |
Câu 2
Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại tác dụng của các dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
Lời giải chi tiết:
Công dụng:
a.
- "ăn én": Tác giả sử dụng từ này nhằm dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.
- "... ngón dẹt - dấu tích của bao thế hệ": Tác giả sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá.
b.
- "Hô-oắt Lim-bơ": Dấu gạch ngang chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.
- ...ngọc động ấy vẫn "sống": Tác giả sử dụng dấu ngoặc kép "sống" được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người.
Câu 3
Câu 3 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại hai văn bản và tìm các câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
Những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én:
- Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về... Vo gạo bằng nước thôi”.
=> Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời trực tiếp của nhân vật.
- Bạn sẽ thấy những "thương hải tang điền" còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò ốc, san hô.
=> Dấu ngoặc kép dùng để giải thích cụm từ "bãi bể", "nương dâu".
Câu 4
Biện pháp tu từ
Câu 4 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại phép nhân hóa.
Lời giải chi tiết:
a. Một chú én tò mò sa xuống bàn ăn: chú én cũng giống như con người, có hành động "sa xuống bàn ăn".
b. Nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sà xuống: Én cũng có thái độ, tính cách và hành động như con người (thản nhiên, đi lại quanh lều).
Câu 5
Câu 5 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.
Lời giải chi tiết:
a. Nhân hóa: Én cũng giống như con người (là thiếu niên), có hành động, thói quen sinh hoạt của con người (ngủ nướng, say giấc).
b. So sánh: Hình ảnh én đậu đẹp và lạ mắt giống với cách xếp hoa lá ngẫu hứng.
c. So sánh: So sánh hình ảnh cửa hang rộng lớn như giếng trời.
SBT PHẦN ĐỊA LÍ - CTST
BÀI 9
Unit 7: Movies
CHƯƠNG VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6