Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức có đáp án

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề 01
Đề 02
Đề 03
Đề 04
Đề 05
Đề 06
Đề 07
Đề 08
Đề 09
Đề 10
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề 01
Đề 02
Đề 03
Đề 04
Đề 05
Đề 06
Đề 07
Đề 08
Đề 09
Đề 10

Đề 01

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo                                      B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo                                                 D. Trọng lượng của lò xo

Câu 2: Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.                                          B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.                                      D. Gấu, mèo, dê, cá heo.

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:

A. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều trái sang phải
B. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều phải sang trái
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều dưới lên trên
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều trên xuống

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của Rêu?

A. Rễ giả là những sợi nhỏ.

B. Thân, lá có mạch dẫn.

C. Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây.

D. Sinh sản bằng bào tử.

Câu 5: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.                                   B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.                                  D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 6: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.

Cột A

Cột B

1. Một dây chun đang bị kéo dãn

a. Có động năng

2. Tiếng còi tàu

b. Có năng lượng âm thanh

3. Dầu mỏ, khí đốt

c. Có thế năng đàn hổi

4. Ngọn nến đang cháy

d. Có năng lượng hoá học

5. Xe máy đang chuyển động

e. Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt.

A. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d; 5 – e.                            B. 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – e; 5 – a.

C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d; 5 – e.                            D. 1 – a; 2 – c; 3 – e; 4 – d; 5 – b.

Câu 7: Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:

A. Thuỷ tinh.                   B. Gốm.                           C. Kim loại.                     D. Cao su.

Câu 8: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

A. Đa đạng nguồn gen                                             B. Đa dạng hệ sinh thái

C. Đa dạng loài                                                        D. Đa dạng môi trường

Câu 9: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật.                                                     B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.                                                   D. Cho vật chuyển động.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Câu 11: Thế năng đàn hồi của vật là:
A. Năng lượng do vật chuyển động.                        B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.                         D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 13: Đơn vị của trọng lực là:

A. Niu tơn                        B. Mét                              C. Kg                               D. Thời gian

Câu 14: Vợt bắt bướm được dùng để bắt các loài động vật nào?

A. Bướm, ong, giun đất                                           B. Kiến, cào cào, chuồn chuồn.

C. Bướm, cào cào, châu chấu                                  D. Châu chấu, tôm đồng, chim sâu.

Câu 15: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng.
A. Bàn là điện.                                                         B. Bóng đèn điện.

C. Quạt điện.                                                           D. Bếp điện.

Câu 16: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.

Câu 17: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.

Câu 18: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 20: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn                                          B. Nắng nhiều và gay gắt hơn
C. Độ ẩm thấp hơn.                                                 D. Nhiệt độ thấp hơn.

Câu 21: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 22: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Cá cóc bụng hoa         B. Cá ngựa                       C. Cá sấu                         D. Cá heo.

Câu 23: Năng lượng nào sau đây không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời                                            B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá                                      D. Năng lượng của sóng biển

Câu 24: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ.                    B. Hoá hơi.                      C. Sôi.                             D. Bay hơi.

Câu 25: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:

A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất
C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà

Câu 26: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 27: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?

A. Trái Đất                       B. Thuỷ Tinh                   C. Kim Tinh                     D. Hoả Tinh

Câu 28: Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?

A. 5 N                              B. 50 N                            C. 10 N                            D. 20 N

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Em hãy lấy ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.

Câu 2: Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.

Đề 02

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

A. Bàn là điện.                                                         B. Máy khoan.                

C. Quạt điện.                                                           D. Máy bơm nước.

Câu 2: Vật liệu nào là chất cách điện?

A. Gỗ                              B. Đồng                           C. Sắt                               D. Nhôm

Câu 3: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?

A. Cây dương xỉ              B. Cây chuối                    C. Cây ngô                      D. Cây lúa

Câu 4: Trường hợp nào làm xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất

B. Gió thổi làm thuyền chuyển động

C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống

Câu 5: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng

A. Hình túi                                                               B. Hình tai mèo

C. Sợi nấm phân nhánh                                           C. Hình mũ

Câu 6: Người ta biểu diễn lực bằng yếu tố gì?

A. Đường thẳng               B. Mũi tên                       C. Tia                               D. Đoạn thẳng

Câu 7: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?

A. Thự vật có hệ rễ phát triển mạnh

B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra

C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh, giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.

D. Tán lá cây cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

Câu 8: Phát biểu nào đúng về lò xo?

A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực

B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu

C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo

D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo

Câu 9: Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate.              B. chất béo.                     C. protein.                        D. Calcium

Câu 10: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào?

A. Trái Đất                                                               B. Mặt Trời                     

C. Mặt Trăng                                                           D. Người đứng trên mặt đất

Câu 11: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:

A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.

Câu 12: Trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường                     

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Lò xo bị nén

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 13: Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:

A. Thuỷ tinh.                   B. Gốm.                           C. Kim loại.                     D. Cao su.

Câu 14: Khi thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất

B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí

C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước

D. Chỉ chịu lực cản của không khí

Câu 15: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.

Câu 16: Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ đâu?

A. mũi tên                                                                B. cánh cung                   

C. gió                                                                       D. cả 3 yếu tố trên

Câu 17: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 18: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là gì?

A. động năng                   B. hóa năng                     C. thế năng đàn hồi          D. quang năng

Câu 19: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 20: Thiết bị nào sẽ biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?

A. Quạt điện                    B. Máy bơm nước            C. Máy khoan                  D. Bếp điện

Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?

A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

Câu 22: Trong quá trình đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?

A. năng lượng điện

B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm

C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường

D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm

Câu 23: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang dãn                                           B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy                                            D. Quả táo trên mặt bàn

Câu 24: Đồ dùng nào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?

A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời                 B. Chong chóng

C. Pin Mặt Trời                                                        D. Cả 3 phương án trên

Câu 25: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:

A. Năng lượng ánh sáng mặt trời                             B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển                                   D. Năng lượng của dòng nước

Câu 26: Biện pháp nào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng?

A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày

B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách

D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 27: Nguyên nhân gây bệnh giun sán kí sinh ở người là:

A. Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu.

B. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

C. Ăn rau sống, ăn gỏi cá.

D. Tẩy giun định kì.

Câu 28: Chuyển động nào là chuyển động thực?

A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó

D. Cả B và C

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?

Câu 2: Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.

Đề 03

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng , tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo                                      B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo                                                 D. Trọng lượng của lò xo

Câu 2: Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng

B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh

C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led

D.Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Câu 3: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.                                   B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.                                  D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 4: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì?

A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ

B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường

C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động

D. Cả B và C

Câu 5: Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng 

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng

C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 7: Vật chất di truyền của một virus là

A. ARN và ADN.                                                    B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.                                D. ADN hoặc ARN.

Câu 8: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?

A. Mũi tên đang bay

B. Xe đang chạy trên đường

C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất

D. Quả bóng lăn trên mặt đất

Câu 9: Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt                         B. Có hệ mạch                 C. Có bào tử                    D. Có hoa

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống

B. Bạn Lan đang tập bơi

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường

D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời

Câu 11: Khi bếp ga hoạt động có sự chuyển hóa:

A. Hóa năng thành nhiệt năng                                 B. Điện năng thành cơ năng

C. Điện năng thành hóa năng                                   D. Nhiệt năng thành điện năng

Câu 12: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào?

A. P = 10 m                     B. P = m                          C. P = 0,1 m                     D. m = 10 P

Câu 13: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Chim đà điểu               D. Cá sấu

Câu 14: Trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng

B. Cành cây đung đưa trước gió

C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống

D. Em bé đang đi xe đạp

Câu 15: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?

A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 16: Trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, lốp bị mòn

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn

Câu 17: Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng                        B. Giúp cơ tể tổng hợp được nhiều nhiệt

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù                                          D. Tránh mất nước cho cơ thể

Câu 18: Đơn vị của năng lượng là gì?

A. Niu – ton (N)              B. độ C (0C)                     C. Jun (J)                         D. kilogam (kg)

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

A. Do khí hậu ấm áp                                     

B. Do nguồn thức ăn phong phú

C. Do môi trường sống đa dạng

D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở

Câu 20: Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?

A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng

B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp

C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch

D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường

Câu 21: Loài động vật nào dưới đây đẻ con?

A. Cá chép                       B. Thằn lằn                      C. Chim bồ câu                D. Thỏ

Câu 22: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc                                                B. Thiên Hà elip

C. Thiên Hà hỗn hợp                                               D. Thiên Hà không định hình

Câu 23: Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?

A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. 

C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

Câu 24: Dải Ngân Hà là gì?

A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời

D. dải sáng trong vũ trụ

Câu 25: Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?

A. đẻ trứng                                                              B. hô hấp bằng phổi

C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân               D. sống trên cạn

Câu 26: Một đơn vị thiên văn là gì?

A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau

B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch?

A. Da phủ vảy xương                                              B. Da có vảy sừng

C. Da trần, ẩm ướt                                                   D. Da có lông mao bao phủ

Câu 28: Sao chổi là gì?

A. vệ tinh                         B. hành tinh                     C. ngôi sao            D. tiểu hành tinh

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b. Bằng cách nào xử  sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.

Câu 2: Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú?

Đề 04

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là

A. thế năng                                                              B. nhiệt năng.

C. điện năng.                                                           D. động năng và thế năng.

Câu 2: Năng lượng nào dưới đây là năng lượng tái tạo?

A. năng lượng mặt trời                                             B. năng lượng của dầu mỏ

C. năng lượng của xăng                                           D. năng lượng của khí hóa lỏng

Câu 3: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đối phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?

A. Nồi cơm điện.             B. Máy hút bụi.               C. Điện thoại.                  D. Máy vi tính.

Câu 4: Nhóm động vật nào sau đây không thuộc động vật có xương sống?

A. Cá                               B. Chân khớp                  C. Lưỡng cư                    D. Bò sát

Câu 5: Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?

A. Lò xo trong chiếc bút bị bị nén lại.

C. Que nhôm bị uốn cong.

B. Dây cao su được kéo căng ra.

D. Quả bóng cao su đập vào tường.

Câu 6: Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm nào dưới đây?

1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể.

2) Đi bằng 2 chân

3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

4) Có răng

A. 1, 2, 3                          B. 1, 2, 4                          C. 1, 3, 4                          D. 2, 3, 4.

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.

B. Hai nam châm hút nhau.

C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyến động trên sàn nhà.

D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.

Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào không cần năng lượng điện khi hoạt động?

A. Quạt trần                     B. Lò vi sóng                   C. Bếp than                      D. Bếp điện từ

Câu 9: Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?

A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

B. Xe ô tô bị lầy trong cát.

C. Giày đi mãi, đế bị mòn.

D. Bồi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

Câu 10: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm                                           B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt                          D. Di chuyển được

Câu 11:  Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82 kg. Trọng lượng của người đó là

A. 8,2 N.                          B. 82N.                            C. 8200N.                        D. 820 N.

Câu 12: Hoạt động nào dưới đây góp phần hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học?

A. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

B. Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông …

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp

D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

Câu 13: Thiết bị sau đây cần nhận năng lượng vào ở dạng nào để hoạt động?

 

A. Năng lượng điện, do nguồn điện cung cấp;

B. Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời;

C. Năng lượng từ gió.

D. Năng lượng từ than

Câu 14: Da của loài cá nào sau đây có thể dùng làm túi, đóng giày?

A. Cá mập                       B. Cá nhám                      C. Cá chép                       D. Cá quả

Câu 15: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:

A. Tác dụng lực.                                                      B. Truyền nhiệt.

C. Ánh sáng.                                                            D. Cả A và B.

Câu 16: Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?

A. Dạ dày                        B. Ruột già                      C. Ruột non                     D. Ruột thừa

Câu 17: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.

B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.

C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.

D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 18: Đại diện ruột khoang nào sau đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?

A. Hải quỳ                       B. San hô                         C. Thủy tức                      D. Sứa

Câu 19: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

A. ánh sáng.                                                             B. âm thanh.

C. nhiệt do máy tính phát ra.                                    D. cả 3 đáp án trên.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật.                                                     B. Làm lạnh vật.

C. Chiếu sáng vật.                                                   D. Cho vật chuyển động.

Câu 21: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá nằm trên mặt đất.

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

C. Con thuyền chạy trên mặt nước.

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.

Câu 22: Thế năng đàn hồi của vật là:

A. Năng lượng do vật chuyển động.                        B. Năng lượng do vật có độ cao.

C. Năng lượng do vật bị biến dạng.                         D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.

Câu 23: Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

A. quang năng thành điện năng.

B. nhiệt năng thành điện năng.

C. quang năng thành nhiệt năng.

D. nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 24: Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là:

A. ánh sáng mạnh, gió yếu                                      B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.

C. gió mạnh, râm mát                                              D. ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp

Câu 25: Vì sao nên sử dụng bóng đèn LED?

A. Thời gian sử dụng lâu.

B. tiêu tụ năng lượng điện ít.

C. hiệu quả thắp sáng cao.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 26: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

A. vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm thấp

B. vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở

C. vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất

D. vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun

Câu 27: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

A. thế năng chuyển hóa thành động năng.

B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.

C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 28:  Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau                                                     B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc                                                    D. có sự tiếp xúc

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a) Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.

b) Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.

Câu 2: Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới Thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật. Ý kiến của em là gì?

Đề 05

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Công dụng của lực kế là:

A. Đo lực                                                                 B. Đo trọng lượng riêng của vật.

C. Đo khối lượng của vật.                                        D. Đo khối lượng riêng của vật.

Câu 2: Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực:

A. Chỉ làm biến dạng trái banh

B. Chỉ chuyển đổi chuyển động của trái banh

C. Làm biến dạng trái banh và chuyển động của nó

D. Cả 3 câu đều sai

Câu 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?

A. 2 cm                            B. 3 cm                            C. 1 cm                            D. 4 cm

Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).

B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

C. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 5: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe. 

B. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó. 

C. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.

B. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.

C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

D. Cả A và B đúng

Câu 7: Trong trường hợp dưới đây, trường hợp nào có cơ năng?

A. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

B. Quả bóng đang bay lên cao.

C. Cánh quạt đang quay.

D. Các trường hợp A, B, C đều có cơ năng.

Câu 8: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thuỷ điện là:

A. Thế năng.                                                            B. Nhiệt năng.

C. Điện năng.                                                          D. Động năng và thế năng.

Câu 9: Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

A. Quang năng – có ích.                                          B. Quang năng – hao phí. 

C. Nhiệt năng – có ích.                                            D. Nhiệt năng – hao phí.

Câu 10: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo?

A. Xe máy.                       B. Ô tô.                            C. Bóng điện.                    D. Đèn dầu.

Câu 11: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.                             

B. Bật tất cả đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.

C. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.                   

D. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.

Câu 12: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.

B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.

C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.

D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất.

Câu 13: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.

C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

D. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng

B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.

D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 15: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là

A. nhiệt năng                   B. quang năng                 C. hóa năng                     D. cơ năng

Câu 16: Khi nói về các dạng năng lượng, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Động năng thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.

B. Thế năng đàn hồi thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.

C. Năng lượng hóa học thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động

D. Năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.

Câu 17: Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và phong phú là:

A. nước ta có địa hình phức tạp

B. nước ta có nhiều sông hồ

C. nước ta có diện tích rộng

D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều

Câu 18: Loài chim nào sau đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?

A. Chim bồ câu                B. Chim cánh cụt             C. Gà                               D. Công

Câu 19: Chim có thể có những tác hại nào dưới đây đối với con người?

1) Có tuyến độc, gây hại cho con người

2) Gây bệnh cho con người và sinh vật

3) Tác nhân truyền bệnh

4) Phá hoại mùa màng

A. 1, 2                             B. 3, 4                              C. 1, 3                              D. 2, 4

Câu 20: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật là:

A. do cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.

B. do các loại thiên tai xảy ra hàng năm

C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần

D. do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 21: Cá voi được xếp vào lớp Thú là vì chúng

A. sống dưới nước, hô hấp bằng mang

B. da luôn ẩm ướt, thở bằng phổi

C. có lông mao bao phủ, đẻ trứng.

D. đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

Câu 22: Loại cá nào dưới đây thuộc lớp Cá sụn?

A. Cá quả                        B. Cá đuối                       C. Cá chép                       D. Cá vền

Câu 23: Đẻ con được coi là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng vì:

A. con non được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn

B. con non được phát triển trong thời gian ngắn hơn

C. trong cơ thể mẹ có nhiệt độ ấm hơn

D. con sinh ra được bố mẹ chăm sóc tốt hơn

Câu 24: Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Giai đoạn bướm                                                  B. Giai đoạn sâu non

C. Giai đoạn nhộng                                                 D. Giai đoạn trứng

Câu 25: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp Lưỡng cư?

A. Cá cóc bụng hoa                                                 B. Cá ngựa

C. Cá sấu                                                                 D. Cá heo

Câu 26: Con non của kangaroo phải nuôi trong túi da ở bụng của thú mẹ là do

A. thú mẹ có đời sống chạy nhảy

B. con non chưa biết bú sữa

C. con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ

D. tuyến sữa của mẹ chưa hoạt động

Câu 27: Thân mềm có các đặc điểm chung nào dưới đây?

1) Phân bố ở nước ngọt

2) Cơ thể mềm, không phân đốt

3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài

4) Có khả năng di chuyển rất nhanh   

A. 1, 2                             B. 1, 3                              C. 3, 4                              D. 2, 3

Câu 28: Con sò khác con mực ở đặc điểm nào sau đây?

A. sống ở biển                                                         B. Có 2 mảnh vỏ

C. có giá trị thực phẩm                                            D. có thân mềm

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Bạn Hiếu Minh làm thí nghiệm đo chiều dài bóng của một cái cọc in trên mặt đất vào một số thời điểm trong một ngày trời năng và thu được kết quả cho trong bảng sau:

 

Em hãy nhận xét về sự thay đổi chiều dài in trên mặt đất của cái cọc trong khoản thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ.

Câu 2: Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh giun sán?

 

Đề 06

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Muỗi anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người?

A. Bệnh dịch tả               

B. Bệnh sốt rét

C. bệnh ngủ li bì

D. Bệnh viêm đường hô hấp

Câu 2: Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm

B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa

C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất

D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người.

Câu 3: Một học sinh có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là:

A. 35N                            B. 3,5N                            C. 3500N                      D. 350N

Câu 4: Chim có thể gây những tác hại nào dưới đây đối với con người?

1) Có tuyến độc, gây hại cho con người

2) Gây bệnh cho con người và sinh vật

3) Tác nhân truyền bệnh

4) Phá hoại mùa màng

A. 1 và 2                          B. 3 và 4                          C. 1 và 3                        D. 2 và 4

Câu 5: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Đà điểu                     D. Cá sấu

Câu 6: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2

B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2

D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 7: Động vật bò sát nào dưới đây có lợi ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt một số loài có hại như sâu bọ, chuột, …?

A. Thằn lằn, rắn                                                                 

B. Cá sấu, rùa

C. Ba ba, rùa

D. Trăn, cá sấu

Câu 8: Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm nào dưới đây?

1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể

2) Đi bằng 2 chân

3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

4) Có răng

A. 1, 2, 3                          B. 1, 2, 4                          C. 1, 3, 4                       D. 2, 3, 4

Câu 9: Loài cá nào sau đây có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải?

A. Cá đuối                       B. Cá rô phi                     C. Cá nóc                       D. Lươn

Câu 10: Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

A. Vì chúng có ruột dạng túi

B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp

C. Vì chúng không có hậu môn

D. Vì chưa có hệ thống tiêu hóa

Câu 11: Đặc điểm nào khiến chim cánh cụt có thể sống được ở thời tiết lạnh giá:

A. có bộ lông dày

B. có lớp mỡ dày

C. có tập tính ngủ đông

D. cả 3 đáp án đúng

Câu 12: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản

B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng

C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng

D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 13: Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:

A. Nhiệt độ quá nóng

B. Độ ẩm thấp

C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít

D. Cả ba đáp án đúng

Câu 14: Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang?

A. Sinh sản bằng cách nảy mầm

B. Có khả năng quang hợp

C. San hô có xúc tu quang miệng để bắt mồi và tiêu hóa chúng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quanh trục ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Hải Vương tinh

C. Kim tinh

D. Mộc tinh

Câu 16: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.

B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.

C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.

D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Câu 17: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 18: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

A. từ Tây sang Đông.

B. từ Đông sang Tây.

C. từ Nam sang Bắc.

D. từ Bắc sang Nam.

Câu 19: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng.

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED.

(3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong.

(4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội.

(5) Để đèn sáng trong phòng khi không có ai ở phòng.

(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (2), (3), (5).

D. (4), (6).

Câu 20: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Vũ Trụ.

D. Dải Ngân hà.

Câu 21: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?

A. Ban ngày

B. Ban đêm

C. Giữa trưa

D. Nửa đêm

Câu 22: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

A. to lớn, Ngân Hà

B. nhỏ bé, Ngân Hà

C. to lớn, Mặt Trăng

D. nhỏ bé, Trái Đất.

Câu 23: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 24: Các thiên thể nào sau đây có thể tự phát sáng?

A. Mặt Trời, sao chổi, sao Kim.

B. Sao Kim, sao Hỏa, sao Thổ.

C. Ngôi sao, Mặt Trời.

D. Cả A, B, C.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

B. Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

C. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

D. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

Câu 26: Chọn phát biểu đúng?

A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

C. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

D. Cả A, B, C sai

Câu 27: Chọn phát biểu đúng?

A. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó.

C. Cả A, B đúng

D. Cả A, B sai.

Câu 28: Hành tinh là

A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.

D. một tập hợp các sao.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a. Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.

b. Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

c. Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?

Câu 2: Em hãy nêu một số loài động vật đang bị suy giảm về số lượng mà em biết. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đó và một số biện pháp bảo vệ các loài sinh vật.

Đề 07

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Nhóm nào sau đây gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ?

A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.

B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú.

D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Câu 2: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tác hại của động vật?

1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch).

2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …)

3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …)

4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …)

A. 2                                 B. 3                                  C. 4                               D. 1

Câu 3: Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là?

A. Bướm                          B. Trứng                          C. Ấu trùng                  D. Nhộng

Câu 4: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?

A. Ruột khoang               B. Cá                               C. Lưỡng cư                  D. Bò sát

Câu 5: Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là:

A. Heo                             B. Khỉ                              C. Thú mỏ vịt                D. Kangaroo

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân

B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè

C. Có khả năng di chuyển rất xa

D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày

Câu 7: Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do hoạt động của con người

B. Do thiên tai xảy ra

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần

D. Do các loại dịch bệnh bất thường

Câu 8: Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào?

A. Môi trường sống                                                 B. Cấu tạo cơ thể

C. Đặc điểm dinh dưỡng                                          D. Đặc điểm sinh sản

Câu 9: Loại giun nào sau đây thuộc nhóm Giun dẹp?

A. giun đất                       B. giun đũa                      C. sán dây                      D. giun kim

Câu 10: Thân mềm có tập tính phong phú là do:

A. Có cơ quan di chuyển

B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng

C. Hệ thần kinh phát triển

D. Có giác quan

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì?

A. Do tác động của bão từ

B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt

C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người

D. Việc trồng rừng chưa đạt được hiệu quả rõ ràng

Câu 12: Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần:

1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng

2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng

3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.

Có bao nhiêu đáp án đúng?

A. 1                                 B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 13: Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?

A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn

B. Có hạt hoặc không có hạt

C. Có hoa hoặc không có hoa

D. Có rễ hoặc không có rễ.

Câu 14: Loại nấm nào sau đây không thể quan sát bằng mắt thường?

A. Nấm hương                 B. Nấm bụng dê               C. Nấm men                    D. Nấm sò

Câu 15: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?

A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.

D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

Câu 16: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc.

B. Thiên Hà elip.

C. Thiên Hà hỗn hợp.

D. Thiên Hà không định hình.

Câu 17: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.

C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp

D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

Câu 18: Hệ Mặt Trời bao gồm:

A. các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

D. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng.

B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.

C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.

D. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.

Câu 20: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

A.Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh.

B. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Hải Vương tinh.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh.

D. Hải Vương tinh. Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh,Thủy tinh.

Câu 21: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. điện năng .

D. nhiệt năng và quang năng.

Câu 22: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.

B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.

C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.

D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Câu 23: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.

C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 24: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Than.

B. Khí tự nhiên.

C. Gió.

D. Dầu.

Câu 25: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.

C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.

D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.

Câu 26: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.

C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 27: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.

A. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra.

B. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra.

C. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ.

D. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ.

Câu 28: Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

C. Mặt Trăng là một ngôi sao.

D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b. Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.

Câu 2: Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú?

Đề 08

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

A. Sinh sản bằng bào tử                                           B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật                                                             D. Chưa có rễ chính thức

Câu 2: Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt?

A. Trắc bách diệp            B. Bèo tổ ong                  C. Rêu                          D. Rau bợ

Câu 3: Trong các nhóm thực vật sau đây, nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất?

A. Hạt trần                       B. Dương xỉ                     C. Rêu                          D. Hạt kín

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành Giun?

A. Cơ thể dài                                                           B. Đối xứng hai bên       

C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ                                        D. Phân biệt đầu thân

Câu 5: Động vật thuộc lớp Lưỡng cư có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Da khô, phủ vảy sừng

B. Da trần, da luôn ẩm và dễ thấm nước

C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể

D. Cơ thể có lông mao bao phủ

Câu 6: Chi trước biến đổi thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây?

A. Chim bồ câu                B. Dơi                              C. Thú mỏ vịt               D. Đà điểu

Câu 7: Nấm nhầy thuộc giới:

A. Nấm                            B. Động vật                     C. Nguyên sinh                D. Thực vật 

Câu 8: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

A. Cá heo                                                                B. Sóc đen Côn Đảo

C. Rắn lục mũi ếch                                                  D. Gà lôi lam đuôi trắng

Câu 9: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì:

A. cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước

B. nuôi con bằng sữa

C. bộ lông dày, giữ nhiệt

D. cơ thể có kích thước lớn

Câu 10: Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Cá                               B. Thú                             C. Lưỡng cư                   D. Bò sát

Câu 11: Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và phong phú là:

A. nước ta có địa hình phức tạp

B. nước ta có nhiều sông hồ

C. nước ta có diện tích rộng

D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều …

Câu 12: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?

A. Bảo toàn đa dạng sinh học.

B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.

C. Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Câu 13: Loại cá nào dưới đây thuộc lớp Cá xương?

A. Cá mập                       B. Cá đuối                       C. Cá chép                      D. Cá nhám

Câu 14: Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đa dạng về môi trường sống                               B. Số lượng loài ít

C. Đa dạng về lối sống                                            D. Đa dạng về hình thái

Câu 15: Chọn câu trả lời sai ?

A. Mọi vật đều có khối lượng.

B. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó

C. Trọng lượng của một vật thay đổi theo độ cao.

D. Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó.

Câu 16: Chọn câu sai. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:

A. Là hai lực cân bằng

B. Cùng chiều

C. Có cường độ bằng nhau

D. Cùng phương

Câu 17: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.

C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.

D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 18: Đơn vị trọng lượng là gì?

A. N    

B. N/m3

C. N.m2    

D. N.m 

Câu 19: Thả một thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của:

A. Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi

B. Sức đẩy của gió

C. Lực ma sát giữa thùng phi với mặt dốc

D. Trọng lực

Câu 20: Trường hợp nào xuất hiện lực cản?

A. Tàu ngầm dưới đáy biển

B. người bơi trong nước

C. Cá bơi trong nư

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi lần lượt của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

A. Quang năng → Động năng →  Thế năng →  Nhiệt năng.

B. Quang năng →  Nhiệt năng →  Thế năng →  Động năng.

C. Quang năng→  Thế năng →  Nhiệt năng →  Động năng.

D. Nhiệt năng -→  Thế năng →  Động năng →  Quang năng.

Câu 22: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? 

A. Năng lượng nước.

B. Năng lượng gió. 

C. Năng lượng mặt trời.

D. Năng lượng từ than đá.

Câu 23: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

A. Nhiệt năng.

B. Quang năng.

C. Động năng.

D. Điện năng.

Câu 24: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

A. Sinh khối.

B. Khí tự nhiên.

C. Xăng.

D. Than đá.

Câu 25: Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?

A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt.

B. Để điều hòa ở mức 260C.

C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.

Câu 26: Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô phóng lên vào năm nào?

A. 1960.

B. 1947.

C. 1950.

D. 1957.

Câu 27: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

A. Khoảng hai tuần

B. Khoảng ba tuần.

C. Khoảng 1 tuần.

D. Khoảng 1 tháng.

Câu 28: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Diêm Vương tinh.

D. Thổ tinh.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

a. Sao chổi là gì? Vì sao nó có cái đuôi lấp lánh rất đẹp? Sao chổi có tác hại gì không?

b. Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất

Câu 2: Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?

Đề 09

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:

A. Sao băng.

B. Sao đôi.

C. Sao chổi.

D. Sao siêu mới.

Câu 2: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …

A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất.

B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời.

C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng.

D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao.

Câu 3: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.

C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.

D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Câu 4: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy:

A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó.

C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 5: Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?

A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh

B. Để điều hòa ở mức dưới 200C..

C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh.

Câu 6: Nguồn năng lượng tái tạo là:

A. Nguồn năng lượng không có sẵn trong tự nhiên.

B. Nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên.

C. Nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 7: Khi bóng đèn sợi đốt chiếu sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

A. Điện năng là có ích, nhiệt năng là hao phí.                   

B. Nhiệt năng là có ích, quang năng là hao phí.                   

C. Quang năng là có ích, nhiệt năng là hao phí.                   

D. Quang năng là có ích, điện năng là hao phí.    

Câu 8: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

A. Nhiệt năng.

B. Thế năng đàn hồi.

C. Thế năng hấp dẫn.

D. Động năng.

Câu 9: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng

A. Làm nóng một vật khác.

B. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

C. Giữ cho nhiệt độ không đổi.

D. Nổi được trên mặt nước.

Câu 10: Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn máy bay?

A. tàu ngầm to hơn máy bay

B. tàu ngầm chịu lực cản của nước

C. tàu ngầm nặng hơn máy bay

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lò xo bị nén

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Xe đạp đi trên đường

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 12: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).

B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

C. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 13: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng

A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N

B. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N 

C. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N

D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N

Câu 14: Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:

A. Lực đẩy của tay

B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.

C. Một lí do khác

D. Sức đẩy của không khí

Câu 15: Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?

A. Ong mật                      B. Ve sầu                         C. Bọ ngựa                      D. Châu chấu

Câu 16: Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hình thái                                                  (2) Số lượng loài

(3) Kiểu dinh dưỡng                                      (4) Môi trường sống

A. (1), (2), (4)                  B. (2), (3), (4)                  C. (1), (2), (3), (4)           D. (2), (4)

Câu 17: Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây?

A. Di chuyển nhanh                                                 B. Cơ thể phân đốt

C. Có mai cứng ở lưng                                            D. Có vỏ cứng bên ngoài cơ thể

Câu 18: Đặc điểm thường gặp ở động vật sống ở môi trường lạnh là:

A. thường hoạt động vào ban đêm                           B. bộ lông dày

C. chân cao, đệm thịt dày                                        D. màu lông trắng hoặc xám

Câu 19: Trong tự nhiên, đa dạng sinh học có những vai trò nào dưới đây?

(1) Bảo vệ tài nguyên đất, nước …

(2) Điều hòa khí hậu

(3) Phân hủy chất thải

(4) Cung cấp vật liệu cho xây dựng

(5) Làm chỗ ở cho các loài sinh vật khác

A. 1, 2, 3, 4                      B. 2, 3, 4, 5                      C. 1, 2, 3, 5                      D. 1, 2, 4, 5

Câu 20: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Đà điểu                     D. Cá sấu

Câu 21: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2

B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2

D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 22: Động vật bò sát nào dưới đây có lợi ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt một số loài có hại như sâu bọ, chuột, …?

A. Thằn lằn, rắn                                                                 

B. Cá sấu, rùa

C. Ba ba, rùa

D. Trăn, cá sấu

Câu 23: Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm nào dưới đây?

1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể

2) Đi bằng 2 chân

3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

4) Có răng

A. 1, 2, 3                          B. 1, 2, 4                          C. 1, 3, 4                       D. 2, 3, 4

Câu 24: Loài cá nào sau đây có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải?

A. Cá đuối                       B. Cá rô phi                     C. Cá nóc                       D. Lươn

Câu 25: Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

A. Vì chúng có ruột dạng túi

B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp

C. Vì chúng không có hậu môn

D. Vì chưa có hệ thống tiêu hóa

Câu 26: Đặc điểm nào khiến chim cánh cụt có thể sống được ở thời tiết lạnh giá:

A. có bộ lông dày

B. có lớp mỡ dày

C. có tập tính ngủ đông

D. cả 3 đáp án đúng

Câu 27: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản

B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng

C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng

D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 28: Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:

A. Nhiệt độ quá nóng

B. Độ ẩm thấp

C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít

D. Cả ba đáp án đúng

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b. Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đình mình.

Câu 2: Nêu lợi ích và tác hại của nấm đối với tự nhiên, con người, động vật và thực vật. Lấy các ví dụ cụ thể cho mỗi lợi ích và tác hại đó.

Đề 10

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

A. 2N

B. 200N

C. 20 N

D. 2000N

Câu 2: Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực:

A. Chỉ làm biến dạng trái banh

B. Chỉ chuyển đổi chuyển động của trái banh

C. Làm biến dạng trái banh và chuyển động của nó

D. Cả 3 câu đều sai

Câu 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?

A. 2 cm

B. 3 cm

C. 1 cm

D. 4 cm

Câu 4: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

A. Hòn đá trên mặt đất

B. Mặt Trăng

C. Mặt Trời

D. Trái Đất

Câu 5: Điền vào chỗ trống của các câu sau: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực………………….. trọng lượng của vật.

A. Lớn hơn

B. Xấp xỉ

C. Bằng

D. Nhỏ hơn

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?

A. Con chim bay trên bầu trời

B. Cuốn sách nằm trên bàn

C. Thợ lặn lặn xuống biển

D. Con cá bơi dưới nước

Câu 7: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A.phản chiếu được ánh sáng

B. truyền được âm

C. làm cho vật nóng lên

D. làm cho vật chuyển động

Câu 8: Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

A. Quang năng – có ích.

B. Quang năng – hao phí. 

C. Nhiệt năng – có ích.

D. nhiệt năng - hao phí

Câu 9: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 10: Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

A. Nhà máy phát điện gió.

B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời.

C. Nhà máy thuỷ điện.

D. Nhà máy nhiệt điện

Câu 11: Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa

B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.

C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 12: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?

A. Vì Mặt Trăng hình khối cầu

B. Vì Mặt Trăng hình vuông.

C. Vì Mặt Trăng hình tròn.

D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng

B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chi kì giống nhau

D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 14: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

A. Hải Vương tinh

B. Kim tinh.

C. Mộc tinh.

D. Thiên Vương tinh.

Câu 15: Loại nấm nào sau đây không thể quan sát bằng mắt thường?

A. Nấm hương                 B. Nấm bụng dê               C. Nấm men                    D. Nấm sò

Câu 16: Nhóm nào sau đây gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ?

A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.

B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú.

D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Câu 17: Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là?

A. Bướm                          B. Trứng                          C. Ấu trùng                  D. Nhộng

Câu 18: Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào?

A. Môi trường sống                                                 B. Cấu tạo cơ thể

C. Đặc điểm dinh dưỡng                                          D. Đặc điểm sinh sản

Câu 19: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?

A. Ruột khoang               B. Cá                               C. Lưỡng cư                  D. Bò sát

Câu 20: Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do hoạt động của con người

B. Do thiên tai xảy ra

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần

D. Do các loại dịch bệnh bất thường

Câu 21: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tác hại của động vật?

1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch).

2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …)

3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …)

4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …)

A. 2                                 B. 3                                  C. 4                               D. 1

Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì?

A. Do tác động của bão từ

B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt

C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người

D. Việc trồng rừng chưa đạt được hiệu quả rõ ràng

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân

B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè

C. Có khả năng di chuyển rất xa

D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày

Câu 24: Loại giun nào sau đây thuộc nhóm Giun dẹp?

A. giun đất                       B. giun đũa                      C. sán dây                      D. giun kim

Câu 25: Thân mềm có tập tính phong phú là do:

A. Có cơ quan di chuyển

B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng

C. Hệ thần kinh phát triển

D. Có giác quan

Câu 26: Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần:

1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng

2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng

3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.

Có bao nhiêu đáp án đúng?

A. 1                                 B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 27: Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là:

A. Heo                             B. Khỉ                              C. Thú mỏ vịt                D. Kangaroo

Câu 28: Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?

A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn

B. Có hạt hoặc không có hạt

C. Có hoa hoặc không có hoa

D. Có rễ hoặc không có rễ.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Câu 2: Trình bày vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên và với con người bằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved