Phần A
NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
Câu 1 (trang 193 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Ghi lại tên tác phẩm, tác giả, thể loại của tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học Việt Nam trung đại, được học và đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS theo hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm.
Trả lời:
a. Bộ phận văn học chữ Hán
b. Văn học chữ Nôm
Câu 2 (trang 194 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học viết.
Trả lời:
Câu 3 (trang 194 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Hãy tìm những ví dụ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.
Trả lời:
- Văn học viết sử dụng chất liệu dân gian trong tác phẩm: tục ngữ, thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”; “Kiến bò miệng chén”; “Bướm lả ong lơi”...;
- Văn học viết sử dụng thể thơ lục bát của văn học dân gian: (Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên...) ;
- Cốt truyện dân gian (Truyện người con gái Nam Xương)...;
- Lấy cảm hứng và hình tượng dân gian: Con cò (Chế Lan Viên).
Câu 4 (trang 194 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì.
Trả lời:
Tinh thần yêu nước là nội dung nổi bật qua các thời kì:
- Thời trung đại (thế kì X – XIX): Sông núi nước Nam, Phò giá về Kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…
- Đầu thế kỉ XX – Cách mạng tháng Tám 1945: các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…
- Sau cách mạng tháng Tám: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…
Câu 5 (trang 194 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại (ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) và một tác phẩm văn học hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Trả lời:
Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:
a) Chuyện người con gái Nam Xương
- Thông cảm xót xa với số phận đau khổ, oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiên xưa, là nạn nhân của chiến tranh, của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
- Ca ngợi các phẩm chất: thủy chung, coi trọng đạo lí tình nghĩa, hết lòng vì cha mẹ, chồng con của người phụ nữ
- Mong ước rửa oan cho Vũ Nương để Vũ Nương được an ủi, tôn vinh ở một thế giới khác.
b) Tắt đèn
- Lên án sự bất công và tàn bạo của bộ máy cai trị thực dân phong kiến đối với người nông dân.
- Khẳng định đề cao với trọn vẹn lòng yêu mến, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, sức sống và sự phản kháng mạnh mẽ của một người phụ nữ nông dân là chị Dậu.
Phần B
SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
Câu 1 (trang 200 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Kể tên các thể loại chính của văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ Văn THCS, nêu định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại.
Trả lời:
Các thể loại văn học dân gian:
- Truyền thuyết: là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yêu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Cổ tích: là loại truyện dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bát hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.
- Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Câu 2 (trang 200 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Tìm trong các truyện cổ tích mà em được học (hoặc đã đọc) những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.
Trả lời:
- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh
- Nhân vật có tài năng đặc biệt: Mã Lương, Thạch Sanh.
- Nhân vật xấu xí, hình thù ki lạ: Sọ Dừa.
- Nhân vật ngốc nghếch: Chàng ngốc.
Câu 3 (trang 200 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Lấy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc về niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối, niêm giữa các câu).
Trả lời:
- Câu 1 và câu 2 đối nhau về thanh điệu (khác nhau bằng trắc ở các chữ thứ 2, 4, 6)
- Câu 2 và 3 niêm với nhau (giống nhau về bằng, trắc ở các chữ thứ 2, 4, 6)
- Cặp câu 3 và 4; câu 5 và 6 đối nhau về âm thanh (khác bằng trắc ở các tiếng thứ 2, 4, 6) và hình ảnh.
- Các vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
Câu 4 (trang 200 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Em đã học những truyện thơ Nôm nào? Tóm tắt thật ngắn gọn cốt truyện của những truyện thơ ấy và nhận xét xem có gì giống nhau trong các cốt truyện đó.
Trả lời:
Em đã học các truyện thơ Nôm:
- Truyện Kiểu: Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, gặp gỡ Kim Trọng, chàng thư sinh tài mạo phong tư cùng thề nguyền hẹn ước. Gia đình Kiều bị oan. Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em trai: Nàng trải qua 15 năm tủi nhục, rơi vào nhà chứa Tú Bà, mắc lừa Sở Khanh, làm lẽ Thúc Sinh, lại vào lầu xanh lần thứ hai và được làm vợ Từ Hải. Nhờ Từ Hải, Kiểu báo ân báo oán nhưng sau đó lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết, nàng quyên sinh nhưng được cứu sống. Cuối cùng Kim Trọng, Thúy Kiều gặp lại nhau, cả nhà đoàn tụ.
- Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên, người học trò gồm tài văn võ, trên đường lai kinh ứng thí đã đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Do khóc thương mẹ mất, nên Lục Vân Tiên bị mù lòa lại bị bọn xấu hâm hại nhưng được thần và dân cứu giúp. Trong khi đó, Kiều Nguyệt Nga - người tự nguyện chung thủy với Lục Vân Tiên sau ơn cứu nạn, cũng gặp chuyện không may. Nàng bị đem công giặc Ô Qua. Trên đường đi, nàng định tự vẫn nhưng được Phật và người cứu thoát. Lục Vân Tiên thi đỗ Trạng gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Hai người sống trong hạnh phúc.
Về cốt truyện của hai truyện thơ trên có điểm giống nhau là cùng có ba phần:
a) Gặp gỡ đính ước.
b) Tai biến.
c) Đoàn tụ.
Câu 5 (trang 200 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Hãy lấy một số câu ca dao và vài đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.
Trả lời:
Ví dụ: Đoạn thơ trong truyện Kiều thể hiện sự linh hoạt trong thuật việc : đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn thơ thể hiện tâm trạng : Nỗi thương mình, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Câu 6 (trang 201 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Đọc lại một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại (ví dụ: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng, người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), rồi nhận xét về sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật.
Trả lời:
- Giống: cả hai đều thuộc loại hình tự sự.
- Khác:
+ Truyện ngắn hiện đại có nhiều đổi mới so với truyện ngắn thời trung đại về phương thức tự sự, miêu tả.
+ Truyện ngắn hiện đại, các cách trần thuật di chuyển điểm nhìn được sử dụng đa dạng hơn.
+ Nhân vật truyện trung đại thường xuất hiện qua lời kể qua hành động, qua đối thoại chứ rât ít được thể hiện trực tiếp nội tâm. Trong truyện hiện đại, nhân vật được chú ý khắc họa từ ngoại hình, hành động nhất là nội tâm, qua lời trần thuật, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật...
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 37. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đề thi vào 10 môn Anh Bình Dương
Bài 26
Đề thi, đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 9