Phần I
TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Đọc văn bản (trang 34, 35 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
b) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.
c) Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
d) Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?
e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
Trả lời:
a) Văn bản trên bàn về vấn đề vai trò của tri thức trong đời sống
b) Văn bản trên có thể chia làm ba phần:
- Phần 1 (là đoạn đầu): Nêu vấn đề: Tri thức là sức mạnh.
- Phần 2 (gồm đoạn thứ hai và thứ ba): Đưa ra các dẫn chứng, chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kĩ thuật trong cuộc cách mạng ở Việt Nam.
- Phần 3 (gồm đoạn 4): Xác định thái độ của mọi người đối với tri thức. Đó là kết câu 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài
c) Các luận điểm trong bài đều đúng đắn, rõ ràng.
+ Tri thức là sức mạnh (Bê-cơn). Ai có tri thức người đó được sức mạnh (Lê-nin).
+ Tri thức đúng là sức mạnh (trong khoa học kĩ thuật)
+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
+ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.
d) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh.
e) Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lý: làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
Phần II
LUYỆN TẬP
Đọc văn bản (trang 36, 37 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.
c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?
Trả lời:
a) Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
b) Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian.
Các luận điểm chính là câu chủ đề của từng đoạn là:
- Thời gian là sự sống.
- Thời gian là thắng lợi.
- Thời gian là tiền..
- Thời gian là tri thức.
Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian.
c)
- Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.
Unit 11: Changing roles in society
CHƯƠNG 4. HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
PHẦN I: ĐIỆN HỌC