? mục I Câu 1
Trả lời câu hỏi mục I trang 82 SGK Lịch sử 10
1. Hãy trình bày quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I trang 82 SGK.
B2: Các từ khóa: Đầu Công nguyên đến thế kỉ X, quốc gia sơ kì, văn hóa bản địa, văn hóa Ấn Độ.
Lời giải chi tiết:
Nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại bắt đầu từ Đầu Công nguyên đến thế kỉ X
- Từ đầu Công nguyên, nhiều quốc gia sơ kì hình thành và phát triển ở Đông Nam Á.
- Trong giai đoạn này, văn hóa bản địa đã kết hợp với văn hóa Ấn Độ tạo nên bước phát triển mới của nền văn minh Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, nhiều nước Đông Nam Á đã hình thành các quốc gia “dân tộc”.
- Phật giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ truyền bá vào Đông Nam Á đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống văn hóa – xã hội ở nhiều nước.
? mục I Câu 2
2. Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I trang 82 SGK.
B2: Các từ khóa: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, khủng hoảng, phương Tây.
Lời giải chi tiết:
Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
+ Là giai đoạn phát triển của nhiều nước trong khu vực cả về kinh tế và xã hội.
+ Văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và được nhân dân ở đây tiếp thu sáng tạo và chọn lọc.
- Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX:
+ Từ thế kỉ XVI, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì khủng hoảng suy thoái trên tất cả các lĩnh vực.
+ Sự du nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã đe dọa nền độc lập của nhiều nước.
+ Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực theo các con đường cưỡng bức và tự nguyện.
+ Đây là giai đoạn văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của khu vực ở các giai đoạn tiếp theo.
? mục II.1 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10
1. Nêu thành tựu văn minh tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II trang 82, 83 SGK.
B2: Các từ khóa: tín ngưỡng và tôn giáo, chữ viết và văn học, kiến trúc và điêu khắc.
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo và tín ngưỡng | - Tín ngưỡng dân gian: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực. - Đầu công nguyên, Ấn Độ giáo và Phật giáo được truyền vào Đông Nam Á - Thế kỷ XIII, Hồi giáo bắt đầu được du nhập - Thế kỷ XVI, Kitô giáo dần dần được thâm nhập |
Chữ viết và văn học | - Trên cơ sở chữ Phạn, sáng tạo Chữ Chăm cổ, chữ Khmer cổ, chữ Xiêm cổ… - Chữ Hán của Trung Quốc, cư dân Đại Việt đã tạo ra chữ Nôm. - Văn học dân gian chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á. - Văn học viết xuất hiện muộn, phát triển nhanh chóng. |
Kiến trúc và điêu khắc | - Kiến trúc Hindu giáo và kiến trúc Phật giáo. - Chịu ảnh hưởng của tôn giáo và tiếp thu kiến trúc của người Ấn Độ. |
? mục II.1 Câu 2
2. Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân Đông Nam Á
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II trang 82 SGK.
B2: Liên hệ với kiến thức lớp 6.
B3: Các từ khóa: nông nghiệp lúa nước, thờ các con vật, tín ngưỡng phồn thực
Lời giải chi tiết:
- Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, vừa lệ thuộc, vừa gắn bó với thiên nhiên.
- Thờ các con vật và các vị thần gần gũi với xã hội nông nghiệp.
- Tín ngưỡng phồn thực – tục cầu sinh sôi nảy nở rất phổ biến ở Đông Nam Á.
- Tín ngưỡng thờ, phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng của cư dân Đông Nam Á.
? mục II.2 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 84 SGK Lịch sử 10
1. Ảnh hưởng từ các nền văn minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II trang 83 SGK.
B2: Các từ khóa: Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, chữ Latinh.
Lời giải chi tiết:
- Các nước Đông Nam Á đã tiếp nhận rất nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình.
- Từ thế kỉ XVI, chữ viết nhiều nước Đông Nam Á được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay.
? mục II.2 câu 2
2. Hãy cho biết cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II trang 84 SGK.
B2: Các từ khóa: phản ánh tình cảm con người, văn học viết ra đời muộn.
Lời giải chi tiết:
Cơ sở hình thành nền văn học ở khu vực Đông Nam Á:
- Xuất phát từ một nền văn hoá nông nghiệp với cơ cấu tổ chức làng, xã ở các nước Đông Nam Á.
- Văn học viết ra đời muộn do các quốc gia cổ Đông Nam Á có chữ viết muộn. Bên cạnh khai thác những đề tài “điển tích văn học” từ nước nước ngoài cũng cũng những tác phẩm khai thác đề tài trong nước.
? mục II.3 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục II.3 trang 85 SGK Lịch sử 10
1. Em hãy nêu đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II trang 84, 85 SGK.
B2: Nhấn mạnh việc chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Lời giải chi tiết:
- Đặc trưng nổi bật của nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của các tông giáo lớn là Ấn Độ và Phật giáo.
- Phần lớn các tác phẩm điêu khắc của Đông Nam Á cũng chủ yếu dựa theo hình tượng các vị thần và phật của các tôn giáo Ấn Độ.
- Phản ánh trung thực cảm nhận của người dân về các vị thần và được thể hiện hết sức linh động.
? mục II.3 Câu 2
2. Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á là gì?
Phương pháp giải:
Xem lại mục II trang 84 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Kiến trúc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.
- Phổ biến là kiểu kiến trúc tháp hình vuông hay hình chữ nhật (điển hình là tháp Chăm ở Việt Nam và Ăng-co Vát ở Campuchia).
- Kiến trúc Phật giáo đặc trưng phổ biến là kiểu kiến trúc Xơ-tu-pa (tháp).
? mục II.3 Câu 3
3. Em hãy trình bày sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á
Phương pháp giải:
B1: Xem lại mục II trang 84, 85 SGK.
B2: Xem lại câu trả lời cho câu hỏi 1, 2 mục II-3 trang 85.
Lời giải chi tiết:
Tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á:
- Kéo theo hệ thống các công trình kiến trúc và điêu khắc độc đáo, góp phần không nhỏ vào việc hình thành diện mạo của văn hóa Đông Nam Á.
- Cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu những kinh nghiệm, nghệ thuật tạo hình từ bên ngoài để xây dựng những công trình kiến trúc cho dân tộc mình.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 86 SGK Lịch sử 10
1. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển văn minh Đông Nam Á từ khi hình thành cho đến giữa thế kỉ XIX
Phương pháp giải:
Xem lại mục I trang 82 SGK.
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn phát triển | Đặc điểm |
Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII | Các quốc gia sơ kì được hình thành |
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X | Hình thành các quốc gia “dân tộc” |
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV | Giai đoạn phát triển của nhiều nước ở Đông Nam Á |
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX | Thời kì khủng hoảng và suy thoái toàn diện. |
Luyện tập Câu 2
2. Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của nền văn minh này?
Phương pháp giải:
Xem lại câu trả lời cho câu hỏi mục II-1
Lời giải chi tiết:
(Xem lại câu trả lời cho câu hỏi mục II-1).
Thành tựu mà em ấn tượng nhất đó chính là việc các quốc gia trong khu vực dựa vào chữ viết từ Ấn Độ, Trung Quốc,… để sáng tạo nên chữ viết riêng cho dân tộc mình như chữ Nôm của người Việt, chữ Khmer cổ,...Đây là điều kiện quan trọng để các quốc gia dân tộc trong khu vực xây dựng và phát triển văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Luyện tập Câu 3
3. Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á còn có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể
Phương pháp giải:
B1: Xem lại mục II SGK.
B2: Liệt kê những thành tựu văn hóa của Đông Nam Á vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu văn minh Đông Nam Á vẫn còn giá trị thực tiễn đến ngày nay:
- Chữ viết riêng của mỗi quốc gia dân tộc đã được latinh hóa.
- Các công trình kiến trúc điêu khắc vừa có giá trị lịch sử, nghệ thuật vừa có giá trị trong phát triển du lịch quốc gia và khu vực.
- Các loại hình tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam,…làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho nhân dân. Mặc khác là lĩnh vực khai thác du lịch tâm linh ở từng địa phương.
Vận dụng Câu 1
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 86 SGK Lịch sử 10
1. Nếu được lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?
Phương pháp giải:
B1: Xem lại mục II SGK.
B2: Lựa chọn một thành tựu văn hóa tiêu biểu, xây dựng bài giới thiệu.
Lời giải chi tiết:
- Em sẽ chọn giới thiệu về Đền Bô-rô-bu-đua vì đây được công nhận là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới được xây dựng vào thế kỉ VIII.
- Ngôi đề cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực, nhưng vẫn mang những nét đặc sắc In-đô-nê-xi-a riêng biệt.
- Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo. Đề Bô-rô-bu-đua là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.
- Trên đường lên đến đỉnh ngôi đền, khách hành hương sẽ đi qua một hệ thống cầu thang và hành lang rộng lớn, qua tới 1460 tấm chạm khắc trên tường và lan can.
- Ngôi đền có lịch sử phát triển gần 5 thế kỉ, nó suy tàn vào thế kỉ XIV khi các vương quốc Ấn giáo suy tàn và được người Java cải sang đạo Hồi.
Vận dụng Câu 2
2. Những giá trị nào của các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy ảnh hưởng cho sự phát triển ngày nay?
Phương pháp giải:
Xem lại mục II SGK.
Lời giải chi tiết:
Những giá trị di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy ảnh hưởng cho sự phát triển ngày nay:
- Bản sắc văn hóa, dân tộc. Văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.
- Kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây.
- Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Extra Speaking Tasks
Toán 10 tập 1 - Cánh diều
Chủ đề 5: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình
Đề thi giữa kì 1
Chủ đề 4. Một số cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10