Tiếng Việt 3 tập 1 - Kết nối tri thức
Tiếng Việt 3 tập 1 - Kết nối tri thức

Bài 14: Luyện tập trang 64, 65 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Vận dụng
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Vận dụng

Câu 1

Các câu trong đoạn dưới đây được gọi là câu kể. Hãy sắp xếp các câu đó vào nhóm thích hợp.

(1) Tớ là bút nâu. (2) Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt. (3) Đây là bút đỏ, bạn của tớ. (4) Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều. (5) Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút.

(Theo Nguyễn Trà)


Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng câu và sắp xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Câu giới thiệu:

(1) Tớ là bút nâu.

(3) Đây là bút đỏ, bạn của tớ.

Câu nêu đặc điểm:

(2) Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt.

(4) Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều.

Câu nêu hoạt động:

(5) Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút.

Câu 2

Chọn thông tin đúng về câu kể.


Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các thông tin và tìm thông tin phù hợp với câu kể.

Lời giải chi tiết:

Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu.

Câu kể kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 3

Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và giải thích vì sao em xếp như vậy


a. Bút nâu cao và nhọn quá!

b. Bút nâu là một người bạn tốt.

c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.

d. Bút nâu thật là thân thiện!

Phương pháp giải:

Em dựa vào những đặc điểm của câu kể mà em đã xác định ở bài tập 2 để phân biệt câu kể và câu cảm.

- Câu kể là câu dùng để kể, tả, giới thiệu và kết thúc bằng dấu chấm.

- Câu cảm là câu dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc và kết thúc bằng dấu chấm than.

Lời giải chi tiết:

a. Bút nâu cao và nhọn quá!

=> Câu cảm vì có dấu chấm than ở cuối câu.

b. Bút nâu là một người bạn tốt.

=> Câu kể vì có dấu chấm ở cuối câu.

c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.

=> Câu kể vì có dấu chấm ở cuối câu.

d. Bút nâu thật là thân thiện!

=> Câu cảm vì có dấu chấm than ở cuối câu.

Câu 4

Tìm dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thay cho ô vuông.

Minh là thành viên mới của lớp 3A□ Minh vừa chuyển từ trường khác đến□ Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:

- Tớ tên là Tuệ Minh□ Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê□

Các bạn xôn xao đáp lại:

- Tên của cậu đẹp quá□

- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm□

- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không□

(Theo Việt Phương)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền dấu câu phù hợp.

- Điền dấu chấm ở cuối câu kể.

- Điền dấu chấm than ở cuối câu cảm.

- Điền dấu hỏi chấm ở cuối câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Minh là thành viên mới của lớp 3A. Minh vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:

- Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê.

Các bạn xôn xao đáp lại:

- Tên của cậu đẹp quá!

- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm!

- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không?

(Theo Việt Phương)

Câu 5

Quan sát tranh và đóng vai bạn nhỏ để giới thiệu về bạn ấy.


Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh và dựa vào câu gợi ý để giới thiệu về bạn nhỏ.

Lời giải chi tiết:

Tớ tên là Hà My. Tớ sinh ngày 15 tháng 11 năm 2015, năm nay tớ 8 tuổi. Sở thích của tớ là múa ba lê.

Câu 6

Viết một đoạn văn giới thiệu bản thân vào một tấm thẻ rồi trang trí thật đẹp

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý sau để giới thiệu về bản thân mình:

- Tên của em là gì?

- Em sinh ngày tháng năm nào?

- Sở thích của em là gì?

Lời giải chi tiết:

- Mình tên là Tuấn Tú. Mình sinh ngày 2 tháng 2 năm 2015, năm nay mình 8 tuổi. Sở thích của mình là đá bóng và đọc truyện tranh. Mình mong sau này sẽ trở thành một cầu thủ giỏi.

- Mình tên là Mai Anh. Mình năm nay 8 tuổi rồi. Mình rất thích vẽ tranh.

Vận dụng

Tìm đọc một số câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường.

Ví dụ:

Túi nhỏ rồi lại túi to

Đựng vở, đựng bút, đựng kho sách đầy.

(Là cái gì?)

(Theo Câu đố vui cho học sinh)

Phương pháp giải:

Em có thể tìm đọc các câu đố ở sách báo, tìm kiếm trên mạng hoặc hỏi người thân trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

Một số câu đố về đồ dùng học tập hoặc đồ vật ở trường.

Mình tròn đầu nhọn
Không phải bò trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn
(Là cái gì? – Cái bút mực)

Thân thì liền với hai chân
Khi làm chân nghỉ, chân quay mới kỳ.

(Là cái gì? – Cái compa)

Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
(Là cái gì? – Viên phấn)

 

Fqa.vn
Bình chọn:
4.7/5 (295 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved