Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Đề bài
Mặt phẳng đi qua trục của một hình trụ, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông cạnh \(2R\).
a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.
b) Tính thể tích của khối trụ.
c) Tính thể tích của khối lăng trụ tứ giác đều nội tiếp hình trụ.
Lời giải chi tiết
Mặt phẳng đi qua \(OO’\) của hình trụ, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông \(ABCD\) cạnh \(2R\), do đó bán kính đáy bằng \(R\) và đường sinh \(AD = 2R\).
a) Ta có:
\(\eqalign{
& {S_{xq}} = 2\pi .R.2R = 4\pi {R^2} \cr
& {S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_{day}} \cr &= 4\pi {R^2} + 2\pi {R^2} = 6\pi {R^2} \cr} \)
b) Thể tích của khối trụ là \(V = \pi {R^2}.2R = 2\pi {R^3}\).
c) Hình lăng trụ tứ giác đều nội tiếp hình trụ cạnh bên bằng \(2R\)
Đáy lăng trụ là hình vuông có đường chéo AC=BD=2R như hình vẽ.
Khi đó OA=OB=R nên \(AB=R\sqrt 2 \)
Thể tích lăng trụ tứ giác đều là \({V_{LT}} = (R\sqrt 2)^2.2R = 4{R^3}\).
Đề kiểm tra giữa học kì 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
Unit 6: Future Jobs - Việc Làm Tương Lai
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Unit 2. Urbanisation