Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Xét vị trí tương đối của mỗi cặp mặt phẳng cho bởi các phương trình sau:
LG a
\(x + 2y - z + 5 = 0\) và \(2x + 3y - 7z - 4 = 0\).
Phương pháp giải:
Xét các bộ hệ số của x,y,z có tương tứng tỉ lệ hay không và kết luận.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\frac{1}{2} \ne \frac{2}{3} \ne \frac{{ - 1}}{{ - 7}}\) nên hai mặt phẳng đã cho cắt nhau.
LG b
\(x - 2y + z - 3 = 0\) và \(2x - y + 4z - 2 = 0\).
Lời giải chi tiết:
\(\frac{1}{2} \ne \frac{{ - 2}}{-1} \ne \frac{1}{4}\) nên hai mặt phẳng cắt nhau.
LG c
\(x + y + z - 1 = 0\) và \(2x + 2y + 2z + 3 = 0\).
Lời giải chi tiết:
\({1 \over 2} = {1 \over 2} = {1 \over 2} \ne {{ - 1} \over 3}\) nên hai mặt phẳng song song.
LG d
\(3x - 2y + 3z + 5 = 0\) và \(9x - 6y - 9z - 5 = 0\).
Lời giải chi tiết:
\(\frac{3}{9} = \frac{{ - 2}}{{ - 6}} \ne \frac{3}{{ - 9}}\) nên hai mặt phẳng cắt nhau.
LG e
\(x - y + 2z - 4 = 0\) và \(10x - 10y + 20z - 40 = 0\).
Lời giải chi tiết:
\({1 \over {10}} = {{ - 1} \over { - 10}} = {2 \over {20}} = {{ - 4} \over { - 40}}\) nên hai mặt phẳng trùng nhau.
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Địa lí địa phương
Chương 6. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Đề thi giữa học kì 1
Chương 3. Dòng điện xoay chiều