Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Bài 24. Vùng biển Việt Nam
Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Bài 27. Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam
Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình
Bài 30. Thực hành : Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Bài 35. Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam
Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Bài 39. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam - Địa lí 8
Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Địa lí 8
Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Địa lí 8
Đề bài
Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào ?
- Địa hình các-xtơ.
- Địa hình cao nguyên badan
- Địa hình đồng bằng phù sa mới
- Địa hình đê sông, đê biển.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Vận dụng.
Lời giải chi tiết
- Địa hình cácxtơ nhiệt đới :
+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :
CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2
+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.
- Địa hình cao nguyên badan : hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2
- Địa hình đồng bằng phù sa mới :
+ Ở Việt Nam, các đồng bằng này là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.
+ Đồng bằng châu thổ: đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa hệ thống sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền, sông Hậu. Ngoài ra có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển được bồi đắp bởi một phần phù sa sông và phù sa biển (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh..).
+ Hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long hằng năm vẫn tiếp tục được mở rộng về phía biển.
- Địa hình đê sông, đê biển:
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình... để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định... để ngăn mặn,chống sự xâm nhập của thủy triều...
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Unit 5: Our Customs and Traditions
Bài 2. Khí hậu châu Á
Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
PHẦN I: CƠ HỌC