Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt có phương trình:
\(\left( P \right):2x - y + z + 2 = 0\) và \(\left( Q \right):x + y + 2z - 1 = 0\).
LG a
Chứng minh rằng (P) và (Q) cắt nhau. Tìm góc giữa hai mặt phẳng đó.
Lời giải chi tiết:
Hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt có các vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {2; - 1;1} \right)\) và \(\overrightarrow {{n_Q}} = \left( {1;1;2} \right)\).
Vì \(\frac{2}{1} \ne \frac{{ - 1}}{1} \ne \frac{1}{2}\) nên hai vectơ đó không cùng phương nên (P) và (Q) cắt nhau.
Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng đó thì:
\(\cos \varphi = {{\left| {\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_Q}} } \right|} \over {\left| {\overrightarrow {{n_P}} } \right|\left| {\overrightarrow {{n_Q}} } \right|}} = {{\left| {2 - 1 + 2} \right|} \over {\sqrt 6 .\sqrt 6 }} = {1 \over 2}\).
Vậy \(\varphi = {60^0}.\)
LG b
Viết phương trình đường thẳng d đi qua \(A\left( {1;2; - 3} \right)\), song song với cả (P) và (Q).
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng d song song với cả (P) và (Q) nên d có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u \) vuông góc với cả \(\overrightarrow {{n_P}} \) và \(\overrightarrow {{n_Q}} \).
Vì \(\left[ {\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_Q}} } \right] = \left( { - 3; - 3;3} \right)\) nên ta có thể lấy \(\overrightarrow u = \left( {1;1; - 1} \right)\).
Ngoài ra điểm \(A\left( {1;2; - 3} \right)\) không nằm trên cả (P) và (Q) nên đường thẳng d cần tìm có phương trình: \({{x - 1} \over 1} = {{y - 2} \over 1} = {{z + 3} \over { - 1}}\).
LG c
Viết phương trình mp(R) đi qua \(B\left( { - 1;3;4} \right)\), vuông góc với cả (P) và (Q).
Lời giải chi tiết:
\(\left( R \right) \bot \left( P \right)\,\,;\,\,\left( R \right) \bot \left( Q \right)\)
Suy ra (R) đi qua \(B\left( { - 1;3;4} \right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow u = \left( {1;1; - 1} \right)\) nên (R) có phương trình: \(x + 1 + y - 3 - \left( {z - 4} \right) = 0 \) \(\Leftrightarrow x + y - z + 2 = 0.\)
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Unit 16. The Association of Southeast Asian Nations
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 12
CHƯƠNG 8. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT