Các dạng bài nghị luận văn học liên hệ, so sánh
Các dạng bài nghị luận văn học liên hệ, so sánh

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong Vội vàng (Xuân Diệu) và Sóng (Xuân Quỳnh)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Dàn ý
Bài mẫu

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“…Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cai hôn nhiều

Và non nước, và mây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

-   Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn lớp 11, tập 2)

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Dàn ý
Bài mẫu

Dàn ý

1. Khái quát chung:

– Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. “Vội vàng” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện lòng ham sống, khát khao sống đến cuồng nhiệt của cái tôi trữ tình.

+ Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng

- Trích dẫn hai đoạn thơ, nêu vị trí và cảm nhận chung.

2. Cảm nhận 2 đoạn thơ:

a. Đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng”

Nội dung:

+ Đoạn thơ  thể hiện quan niệm sống mới mẻ, sống vội vàng, cuống quýt như chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi sắc màu, hương vị, vẻ đẹp của cõi trần gian. 

+ Thể hiện một cái tôi ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời một cách mãnh liệt, trực tiếp (ôm, say, thâu, cắn…)

+ Ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, dã đầy, no nê…) với những gì tươi đẹp nhất của trần gian (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi…)

- Nghệ thuật: 

+ Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, các tính từ mạnh cộng hưởng với nghệ thuật liệt kê để thể hiện nhịp sống hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt gấp gáp, cuống quýt của tác giả.

+ Thể thơ tự do, ngôn từ hết sức táo bạo và đầy sáng tạo là một thành công đặc sắc của Xuân Diệu.  

b. Đoạn thơ của bài “Sóng”: 

- Nội dung :

+ Tâm trạng đầy lo âu, trăn trở của nhà thơ khi nhìn thấy sự đối lập ghê gớm giữa con người và vũ trụ. Từ đó, Xuân Quỳnh đã tìm ra một con đường để có thể trở nên bất tử cùng vũ trụ là nhờ tình yêu: trong tình yêu con người sẽ sống mãi với thời gian.

+ Đoạn thơ thể hiện khát vọng cao cả đầy nữ tính của người phụ nữ đang yêu, muốn hòa cái tôi nhỏ bé vào cái chung rộng lớn, muốn tình yêu của mình trở lên bất tử (mơ ước được “tan ra” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình)

- Nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ với câu thơ ngắn gọn ,sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ.

+ Tạo nên 2 hình tượng tuy hai mà một, nhà thơ sử dụng hình ảnh con sóng nhẹ nhàng nhưng  đầy nữ tính để thể hiện khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của mình.

3. Đánh giá:

- Sự tương đồng:

+ Hai nhà thơ cùng chung một khát vọng được hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời, vào “cái ta” chung rộng lớn.

+ Đều bộc lộ những suy ngẫm, trăn trở trước cuộc đời, cả 2 đoạn thơ đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và chất triết lí. 

- Sự khác biệt: 

+ Xuân Diệu quan niệm thời gian chảy trôi, không tuần hoàn nên đề xuất lối sống gấp gáp, cuống quýt, vội vàng, tận hiến, tận hưởng; Xuân Quỳnh trước những đổ vỡ trong cuộc sống và bằng những dự cảm đầy nữ tính, luôn khát vọng muốn hòa tình yêu nhỏ bé của mình vào tình yêu chung của cuộc đời để tình yêu đó luôn còn mãi.

+ Mỗi nhà thơ có một  phong cách nghệ thuật riêng để lại ấn tượng khác nhau trong lòng độc giả (cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật  và thể thơ)


Bài mẫu

      Xuân Diệu và Xuân Quỳnh được làm là hai trong số các nhà thơ nổi bật của thơ ca hiện đại. Nếu Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh được mệnh danh là bà chúa thơ tình yêu. Ở hai hồn thơ này ta bắt gặp hơi thở tình yêu dạt dào và lòng ham sống mạnh mẽ. Hai đoạn thơ dưới đây là minh chứng rõ ràng cho sự gặp nhau về cảm hứng thi ca của hai tác giả:

                                                Ta muốn ôm

                                                Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

                                                Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

                                                Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

                                                Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

                                                Và non nước, và cây, và cỏ rạng

                                                Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

                                                Cho no nê thanh sắc của thời tươi.”

                                                                     (Vội vàng – Xuân Diệu)

                                                “Làm sao được tan ra

                                                Thành trăm con sóng nhỏ 

                                                Giữa biển lớn tình yêu

                                                Để ngàn năm còn vỗ.”

                                                                      (Sóng – Xuân Quỳnh)

      Xuân Diệu từ lâu đã được xem là một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ mới giai đoạn năm 1932 – 1945. Ông được đánh già là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” vì cách sử dụng ngôn từ cũng như cảm hứng thi ca. Khác với những nhà thơ trong cùng giai đoạn thơ của Xuân Diệu không tuân theo cảm hứng dân tộc mà theo cảm hứng lạng mạn. Ông tập trung thể hiện cái tôi cá nhân và lòng ham sống.

                                                “Ta muốn ôm

                                                Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

                                                Ta muốn riết mây đưa và gió lượn.

                                                Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

                                                Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

                                                Và non nước, và cây, và cỏ rạng

                                                Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

                                                Cho no nê thanh sắc của thời tươi.”

      Cái tôi mãnh liệt của tác giả được thể hiện rõ ràng qua cụm từ “ta muốn”. Ta là đại từ thể hiện cái tôi cá nhân khẳng định chủ thể khác biệt hoàn toàn với chúng tôi, chúng ta đang thịnh hành. Đoạn thơ được xem là một tuyên ngôn sống của tác giả tự xác định thái độ sống gấp muốn tận hưởng và cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời.

      Xuân Diệu muốn ôm từ “sự sống mới bắt đầu mơn mởn” là những thứ nhỏ bé nhất như hạt mầm. Và “riết” những thứ siêu nhiên là “mấy đưa và gió lượn”. Tiếp theo là say trong những “cánh bướm với tình yêu” và “một cái hôn nhiều”. Và tất cả “non nước, cây, cỏ rạng” những thứ trên mặt đất đang tồn tại. Để cho cơ thể chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng và cho no nê thanh sắc của thời tươi. Với hàng loạt các động từ mạnh như “ôm”, “riết”, “thâu”, “say”, “chếnh choáng”, “no nê” đủ thấy lòng ham muốn chiếm lĩnh sự sống của tác giả lớn như thế nào. Qua đoạn thơ này cho thấy Xuân Diệu không chỉ muốn sống một cách thông thường mà muốn sống nhanh sống gấp sống làm sao tận hưởng được hết những mật ngọt của sự sống.

      Một nhà thơ nữa tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn và lòng ham sống của con người đó là Xuân Quỳnh. Nhà thơ nữ hiếm hoi là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Xuân Quỳnh mang đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu nhạy cảm. Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Sóng” dưới đây thể hiện rõ nhất phong cách thơ của bà:

                                                “Làm sao được tan ra

                                                Thành trăm con sóng nhỏ 

                                                Giữa biển lớn tình yêu

                                                Để ngàn năm còn vỗ.”

      Đối với Xuân Quỳnh thì tình yêu được xem là lẽ sống. Nhưng tình cảm không chỉ hữu hạn trong cái tôi nhỏ bé mà còn được hòa mình vào biển lớn tình yêu của nhân loại. Bà ước mong:

                                                “Làm sao được tan ra

                                                Thành trăm con sóng nhỏ”

      Từ “trăm con sóng nhỏ” này hòa mình vào với “biển lớn tình yêu” đấy là cách biến tình yêu trở thành bất tử. Và tình yêu thương từ đó sẽ lan tỏa đến mọi nơi trên thế giới mang đến cho con người một thế giới bình yên và hòa bình cho nhân loại.

      Thông qua việc phân tích hai đoạn thơ trên của hai tác giả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh ta thấy cả hai đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt và những suy ngẫm trước cuộc đời rộng lớn. Họ đều thể hiện lòng ham sống mạnh mẽ muốn được hòa mình vào cuộc sống chung của nhân loại.

      Nhưng điểm khác biệt là nếu như thì nằm ở cách thể hiện cái tôi cá nhân. Nếu ở Xuân Diệu ta thấy sự mạnh mẽ nam tính thì ở Xuân Quỳnh ta lại thấy sự nhẹ nhàng, nữ tính. Những câu thơ của Xuân Diệu đọc lên cảm nhận được cái tôi mãnh liệt muốn khẳng định ước mướn lòng ham sống của bản thân. Thì những câu thơ của Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng đầy thủ thỉ, tâm tình.

      Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp để hưởng thụ được hết những hoa thơm trái ngọt trên cuộc đời. Còn Xuân Quỳnh thì lại có ước muốn được hòa mình vào đời sống chung của nhân loại. Từ cái tôi nhỏ bé tiến đến cái ta ngoài biển lớn tình yêu.

      Thông qua hai đoạn thơ trên đây chúng ta cảm nhận được lòng ham sống và cái tôi vô cùng lãng mạn của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Mặc dù, họ sinh ra ở hai thời điểm, hai thế hệ khác nhau nhưng họ đều có chung một cái tôi lãng mạn và lòng tin yêu mãnh liệt đối với cuộc đời.

Nguồn: sưu tầm

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved