Đề bài
Gieo hai con súc sắc cân đối một cách độc lập. Tính xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc bằng 8.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tính số phần tử của không gian mẫu.
- Liệt kê các trường hợp thuận lợi cho biến cố "Tổng số chấm bằng \(8\)".
- Tính xác suất theo công thức \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Lời giải chi tiết
Gọi \(T\) là phép thử: "Gieo hai con súc sắc cân đối đồng chất".
Số phần tử của không gian mẫu: \(\left| \Omega \right| = 6.6 = 36\)
Gọi B là biến cố “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc là 8”.
Tập hợp mô tả biến cố B gồm 5 phần tử:
\({\Omega _B} = \left\{ {\left( {2;6} \right),\left( {6;2} \right),\left( {3;5} \right),\left( {5;3} \right),\left( {4;4} \right)} \right\}\)
Khi đó \(\displaystyle P\left( B \right) = {5 \over {36}}.\)
Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương V - Hóa học 11
Chủ đề 2: Kĩ thuật dẫn bóng
Bài 11: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Lớp 11