Lý thuyết
* Thứ tự thực hiện phép tính:
+) Với biểu thức không có dấu ngoặc:
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi
đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
+) Với biểu thức có dấu ngoặc:
Ta thực hiện theo thứ tự: ( ) trước, rồi đến [ ], sau đó mới đến ngoặc { }
* Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
- Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc: a + ( b+ c – d) = a + b + c – d
- Có dấu “-”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc: a – ( b + c – d) = a – b – c + d
* Phép trừ số nguyên: a – b = a + (-b)
* Phép nhân số nguyên: Hai số nguyên trái dấu thì có tích là số nguyên âm.
Hai số nguyên cùng dấu thì có tích là số nguyên dương.
Bài tập
Bài 1:
Thực hiện phép tính:
a) 341 : (-11) – 23 . 11
b) (-352) : (-2) - 273 : (-3) – 21210
c) (-416) : 8 - 34 . 2 : (-4)
Bài 2:
Tính giá trị biểu thức:
a) A = 38. m – n . (-12) khi m = -2, n = 3
b) B = 25 . (21 – m) – 24 . n khi m = 1, n = -5
Bài 3:
Tính:
a) A = 24 . (-152 : 8 – 22) + (-24) : (-1)3
b) B = 132 – (41 + 42 – 43 – 44 ) – 2 . (-5)
Lời giải chi tiết:
Bài 1:
Thực hiện phép tính:
a) 341 : (-11) – 23 . 11
b) (-352) : (-2) - 273 : (-3) – 21210
c) (-416) : 8 - 34 . 2 : (-4)
Phương pháp
Thực hiện theo thứ tự : Lũy thừa => Nhân, chia => Cộng, trừ.
Lời giải
a) 341 : (-11) – 23 . 11
= (-31) – 8 . 11
= (-31) – 88
= - (31 + 88)
= -129.
b) (-352) : (-2) - 273 : (-3) – 21210
= 176 – (-91) – 1
= 176 + 91 – 1
= 266.
c) (-416) : 8 - 34 . 2 : (-4)
= (-52) – 68 : (-4)
= (-52) – (-17)
= (-52) + 17
= - (52 – 17)
= - 35.
Bài 2:
Tính giá trị biểu thức:
a) A = 38. m – n . (-12) khi m = -2, n = 3
b) B = 25 . (21 – m) – 24 . n khi m = 1, n = -5
Phương pháp
Thay giá trị của m, n vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức.
Lời giải
a) A = 38. m – n . (-12) khi m = -2, n = 3
Thay m = -2, n = 3 vào A, ta có:
A = 38. m – n . (-12) = 38 . (-2) – 3 . (-12) = (-76) – (-36) = (-76) + 36 = - (76 – 36) = -40.
b) B = 25 . (21 – m) – 24 . n khi m = 1, n = -5
Thay m = 1, n = -5 vào B, ta có:
B = 25 . (21 – m) – 24 . n = 25 . ( 21 – 1) – 24 . (-5) = 25 . 20 – (-120) = 500 + 120 = 620.
Bài 3:
Tính:
a) A = 24 . (-152 : 8 – 22) + (-24) : (-1)3
b) B = 132 – (41 + 42 – 43 – 44 ) – 2 . (-5)
Phương pháp
Tính biểu thức trong ngoặc trước.
Lời giải
a) A = 24 . (-152 : 8 – 22) + (-24) : (-1)3
= 24 . ( -19 – 4) + (-24) : (-1)
= 24 . (-23) + 24
= 24 . (-23 + 1)
= 24 . (-22)
= -528.
b) B = 132 – (41 + 42 – 43 – 44 ) – 2 . (-5)
= 132 – [(41 – 43) + (42 – 44)] – (-10)
= 132 – [ (-2) + (-2) ] + 10
= 132 – (-4) + 10
= 132 + 4 + 10
= 156.
Chủ đề: Mĩ thuật và thiên nhiên
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ - SBT
Chủ đề 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
Grammar Bank
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6