Đề bài
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ thuộc loại polisaccatit.
B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân.
C. Trong thành phần cấu tạo của saccarozơ, tinh bột, mantozơ đều có đơn vị glucozơ.
D. Tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh còn xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng.
Câu 2. Xenlulozơ sử dụng làm sợi tơ còn tinh bột thì không thể. Vì chúng khác biệt về
1. độ dài mạch phân tử. 2. cấu trúc mạch phân tử.
3. khả năng phân tán trong nước. 4. khả năng bị thủy phân.
Nguyên nhân đúng là
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 2.
Câu 3. Ứng dụng nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ dùng làm nguyên liệu ban đầu trong kỹ thuật tráng gương.
B. Nguyên liệu chứa xenlulozơ (vỏ bào, bông) dùng để điều chế glucozơ trong công ngiệp thực phẩm.
C. Tinh bột dùng để sản xuất đường hóa học (đường saccarin).
D. Fructozơ dùng để sản xuất mật ong nhân tạo.
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây không đúng?
Câu 5. Tinh bột và xenlulozơ giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Công thức đơn giản nhất và cấu trúc mạch polime.
B. Đều là sản phẩm của quá trình quang hợp.
C. Tan trong dung dịch \(\left[ {Cu{{\left( {N{H_3}} \right)}_4}} \right]{\left( {OH} \right)_2}.\)
D. Phản ứng thủy phân và phản ứng với dung dịch \({I_2}.\)
Câu 6. Phân biệt các chất bột sau: bột sắn, bột giấy, saccarozơ. Hóa chất duy nhất cần dùng là
A. nước.
B. nước brom.
C. vôi sữa.
D. \(Cu{\left( {OH} \right)_2}.\)
Câu 7. Cho sơ đồ biến hóa: \(X \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to Y \to D \to po{\mathop{\rm lime}\nolimits} .\) X, Y, D lần lượt là
A. mantoơ, ancol etylic, etylclorua.
B. tinh bột, ancol etylic, anđehit axetic.
C. xenlulozơ, ancol etylic, butađien-1,3.
D. saccaroơ, ancol etylic, axit axetic.
Câu 8. Thủy phân cùng một khối lượng mỗi chất: tinh bột, mantozơ, saccarozơ khối lượng glucozơ thu được lần lượt là \({m_1}\);\({m_2}\);\(m{ _3}.\) Mối quan hệ giữa \({m_1};{m_2}\) và \({m_3}\) là
\( A.{m_1} > {m_2} > {m_3}.\)
\(B.{m_1} < {m_2} < {m_3} \)
\( C.{m_1} > {m_3} = {m_2}. \)
\(D.{m_2} > {m_1} > {m_3}. \)
Câu 9. Cho khối lượng riên của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được số lít cồn thực phẩm \(40^\circ \) là (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 64,8%).
A. 294 lít.
B. 920 lít.
C. 368 lít.
D. 147,2 lít.
Câu 10. Hỗn hợp cùng số mol saccarozơ và mantozơ đun nóng với \(AgN{O_3}/N{H_3}\) dư, thu được 10,8 gam Ag. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp rồi cho sản phẩm thực hiện phản ứng với \(AgN{O_3}/N{H_3}\)dư thì lượng Ag tối đa thu được là
A. 10,8 gam.
B. 21,6 gam.
C. 34,2 gam.
D. 43,2 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn C.
Saccarozo được tạo thành từ 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo
Tinh bột được tạo thành từ các gốc glucozo
Mantozo được tạo thành từ 2 gốc glucozo
Câu 2. Chọn A.
Xenlulozo được tạo từ các gốc β- glucozo và có mạch thẳng
Tinh bột được tạo từ các gốc α- glucozo và có mạch xoắn thành lò xo
Câu 3. Chọn A.
Saccarozơ \( \to \) glucozơ + fructozơ \( \to \) 4Ag
Glucozơ sản xuất từ xenlulozơ có nhiều tạp chất có hại nên chỉ dùng sản xuất cồn công nghiệp.
Tinh bột dùng để sản xuất đường glucozơ trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
Không có mật ong nhân tạo.
Câu 4. Chọn C.
Tinh bột \( + n{H_2}O\buildrel {enzim} \over \longrightarrow n{C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {glucozo} \right)\)
Câu 5. Chọn B.
A sai: mạch xenlulozơ dạng thẳng, tinh bột dạng thẳng và dạng nhánh.
C sai: tinh bột tan một phần rong nước nóng tạo ra dung dịch keo.
D sai: xenlulozơ không phản ứng với \({I_2}\)
Câu 6. Chọn A.
Saccarozơ tan trong nước nguội.
Tinh bột (bột sắn) tạo dung dịch keo với nước nóng.
Xenlulozơ (bột giấy) không tan trong nước.
Câu 7. Chọn C.
Câu 8. Chọn A.
Tinh bột và xenlulozơ giống nhau: \({\left( {{C_6}{H_{12}}{O_6}} \right)_n} \to n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)
\({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}\left( {saccrozo} \right) \)\(\,\to {C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {glucozo} \right) \)\(\,\to {C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {fructozo} \right)\)
Câu 9. Chọn B.
\({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n} \to 2n{C_2}{H_5}OH\)
0,8 tấn \(\dfrac{0,8.92}{162}\) tấn
\(H = 64,8\% \to {m_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,2.944\) tấn
\( \to {V_{{C_2}{H_5}OH}} =\dfrac {0,2.944} {0,8} = 0,3.68c{m^3};\)
\({V_{{\rm{dd}}{{\rm{C}}_2}{H_5}OH}} = \dfrac{0,3.68.100}{40} = 0,92c{m^3}.\)
Câu 10. Chọn D.
Hỗn hợp cùng số mol sau khi thủy phân được tổng số mol (glucozơ và frucozơ) gấp 4 lần lượng mantozơ ban đầu.
Vì saccarozơ không tráng gương \( \to \) lượng Ag thu được sẽ gấp 4 lần.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 12
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
Unit 7. Economic Reforms
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Đề thi học kì 1