Đề bài
Câu 1. Tên gọi của \(C{H_2} = CH - COOC{H_3}\) là
A. metyl acrylic.
B. vinyl axetat.
C. metyl vinylat.
D. metyl acrylat.
Câu 2. Chất nào sau đây tan kém trong nước?
A. Axit axetic.
B. Propan-2-ol.
C. Glixerol.
D. Etyl axeta t.
Câu 3. Chất X không có phản ứng tráng bạc, không tác dụng với dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\), không tác dụng với Na. Chất X là
\(\eqalign{& A.C{H_3}C{H_2}OH. \cr& B.C{H_3}COOH. \cr} \)
\(\eqalign{& C.C{H_3}COO{C_2}{H_5}. \cr& D.C{H_3}CHO. \cr} \)
Câu 4. \({C_4}{H_6}{O_2}\) có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. Este no, đơn chức.
B. Axit không no, đa chức.
C. Anđehit không no, đơn chức.
D. Este không no, đơn chức.
Câu 5. Để phân biệt ba chất: etanol, axit axetic, etyl axetat ta phải dùng các thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH và Na.
B. Quỳ tím ẩm và dung dịch KOH.
C. Quỳ tím ẩm và K.
D. \(CaC{O_3}\) và NaOH.
Câu 6. Đun nóng lần lượt các chất sau trong dung dịch NaOH: metyl fomat, etyl clorua, axit axetic, phenol, etyl metyl oxalat. Số phản ứng thuộc loại phản ứng thủy phân đã xảy ra là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 7. Số chất đơn chức tác dụng được với dung dịch NaOH đều có công thức phân tử là \({C_4}{H_8}{O_2}\) là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 2.
Câu 8. Đun 7,4 gam chất X có công thức \({C_3}{H_6}{O_2}\) với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol X và m gam muối Z. Công thức cấu tạo của X và khối lượng của m là
A. \(C{H_3} - C{H_2} - COOH\) và 9,6 gam
B. \(HCOO{C_2}{H_5}\) và 8,2 gam.
C. \(C{H_3}COOC{H_3}\) và 8,2 gam.
D. \(C{H_3}COOC{H_3}\) và 6,0 gam.
Câu 9. Đun 13,6 gam phenyl axetat với dung dịch NaOH dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,2 gam.
B. 18,2 gam.
C. 19,8 gam.
D. 11,6 gam.
Câu 10. Cho sơ đồ: Tinh bột \( \to X \to Y \to Z \to \) etyl axetat. X, Y, Z lần lượt là
\(\eqalign{& A.\,{C_2}{H_4},{C_2}{H_5}OH,C{H_3}COOH. \cr & B.\,{C_2}{H_2},C{H_3}CHO,C{H_3}COOH. \cr& C.\,{C_6}{H_{12}}{O_6},{C_2}{H_5}OH,C{H_3}COOH. \cr& D.\,{C_6}{H_{12}}{O_6},C{H_3}CHO,C{H_3}COOH \cr} \)
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn D.
Cách đọc tên este: Tên gốc hidrocacbon R’ + tên gốc axit R (thay đuôi ic thành đuôi at)
Câu 2. Chọn D.
Vì este không tạo được liên kết hiđro với \({H_2}O\) như axit và ancol (và phân tử phân cực yếu) nên không tan trong nước.
Câu 3. Chọn C.
X không tráng bạc => X không có chứa nhóm –CHO (loại D)
X không tác dụng với Na2CO3 => X không có nhóm –COOH (loại B)
X không tác dụng với Na => X không có nhóm –OH của ancol (loại A)
Câu 4. Chọn D.
Phân tử \({C_4}{H_6}{O_2}\) chỉ có 2 O nên không phải là anđehit đơn chức (loại C) và axit đa chức (loại B).
Loại A vì este no đơn chức có dạng \({C_n}{H_{2n}}{O_2}.\)
Câu 5. Chọn C.
Quỳ ẩm nhận ra chỉ axit hóa đỏ. Cho K vào etanol tạo bọt khí còn etyl axetat không phản ứng.
Câu 6. Chọn C.
Axit và phenol không có phản ứng thủy phân (mà là phản ứng axit – bazơ với NaOH). Chỉ có este và dẫn xuất halogen có phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH.
Câu 7. Chọn C.
\({C_4}{H_8}{O_2}\) đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH gồm este no đơn chức (4 chất) và axit no, đơn chức (2 chất).
Ta có các chất đó là:
HCOOCH2-CH2-CH3
HCOOCH(CH3)-CH3
CH3COOC2H5
C2H5COOCH3
CH3-CH2-CH2-COOH
CH3-CH(CH3)-COOH
Câu 8. Chọn C.
Số mol ancol X = số mol este no đơn chức = 0,1 mol
\({M_X} = 32g/mol \Rightarrow X:C{H_3}OH\) (loại A và B)
Khối lượng Z = Khối lượng este + khối lượng NaOH – khối lượng ancol
= 7,4 + 0,1.4 - 3,2 = 8,2 gam.
Câu 9. Chọn C.
Khối lượng 2 muối = 13,6 + 0,2.40 – 0,2.18 = 19,8 gam.
Câu 10. Chọn C
CHƯƠNG 8. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Bài 1. Pháp luật và đời sống
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Unit 5. Higher Education