Đề bài
Phần trắc nghiệm (7 điếm)
Câu 1. Một nguyên tố hoá học được đặc trưng bởi
A. khối lượng nguyên tử.
B. số electron ở lớp ngoài cùng.
C. tổng số hạt proton và nơtron.
D. số proton trong hạt nhân.
Câu 2. Điền trạng thái của các chất cho dưới đây ở điều kiện thường (áp suất, nhiệt độ phòng) vào chỗ trống (...)
a) Đồng.
b) Oxi
c) Thủy ngân.
d) Dầu ăn.
Câu 3. Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố có tên sau và cho biết nguyên tố nào là kim loại ?
- Clo:............................................
- Nhôm:........................................
- Magie:........................................
- Lưu huỳnh:..................................
- Heli:...........................................
- Natri:..........................................
- Brom:..........................................
- Vàng:..........................................
- Oxi:............................................
- Nitơ:...........................................
Nguyên tố kim loại là......................
Câu 4. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của:
a) Flo (p = 9).
b) Clo (số lớp electron là 3; số electron ngoài cùng là 7).
c) Kali (p = 19).
Phẩn tự luận (3 điểm)
Câu 1.(1 điểm) Có các ống nghiệm đựng các chất sau:
Ống 1 đựng nước muối;
Ống 2 đựng bột magie;
Ống 3 đựng nước cất;
Ống 4 đựng không khí;
Ống 5 đựng rượu để uống ;
Ống 6 đựng giấm ăn.
Hỏi ống nào đựng chất tinh khiết (chất nguyên chất)?
Câu 2. (2 điểm) Tổng số hạt tạo thành nguyên tử A là 82, số hạt không mang điện là 30.
- Hãy xác định nguyên tử khối của A.
- Viết kí hiệu hoá học của A.
- Trong cuộc sống và trong công nghiệp nguyên tố A có ứng dụng gì?
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu được 1,75 điểm
Câu 1. D
Câu 2 .
a) rắn. b) khí. c) lỏng. d) lỏng.
Câu 3.
- Clo: Cl
- Nhôm: Al, là kim loại
- Magie: Mg, là kim loại
- Lưu huỳnh: S
- Heli: He
- Natri: Na, là kim loại
- Brom: Br
- Vàng: Au, là kim loại
- Oxi: O
- Nitơ: N
Câu 4.
Từ số proton số electron nguyên tử số lớp electron vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm).
Ống đựng chất tinh khiết là ống 2, 3
Câu 2. (2 điểm)
Tổng số hạt tạo thành nguyên tử A là 82
=> p + n + e = 82 => 2p + n = 82 (I)
(Do trong nguyên tử có số hạt p bằng số hạt e)
Trong A có số hạt không mang điện là 30
=> n = 30,
(I) => 2p = 52
=> p = 26
Nguyên tử có p = 26 là sắt Fe.
Những ứng dụng chính của sắt:
- Vật liệu xây dựng.
- Khung cửa, khung xe đạp, xe máy.
- Nguyên liệu chính của gang, thép.
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Unit 7: Environmental protection
Chủ đề VIII. Sinh vật và môi trường
MỞ ĐẦU