Đề bài
Câu 1: Fructozơ và Glucozơ
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
B. đều có nhóm –CHO trong phân tử
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
Câu 2: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực
B. Tráng gương, tráng phích
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic
D. Nguyên liệu sản xuất PVC
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
1. glucozơ + Br2 →
2. glucozơ + AgNO3/NH3, t0 →
3. Lên men glucozơ →
4. glucozơ + H2/Ni, t0 →
5. glucozơ + (CH3CO)2O, có mặt piriđin →
6. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- ở t0thường →
Các phản ứngthuộc loại phản ứng oxi hóa khử là:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 3, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 6.
Câu 5: Đường thốt nốt là loại đường có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, và được làm từ hoa của cây thốt nốt. Tên hóa học của loại đường này là đường:
A. Xenlulozo.
B. Saccarozo.
C. Glucozo.
D. Fructozo.
Câu 6: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.
B. glucozơ và fructozơ.
C. glucozơ.
D. fructozơ.
Câu 7: Dãy các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:
A. Glucozo, glixerol, ancol etylic.
B. natri axetat, saccarozo, mantozo.
C. Axit axetic, glixerol, mantozo.
D. Ancol etylic, saccarozo, axit axetic.
Câu 8: Dung dịch X có các các tính chất sau
- Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd phức màu xanh lam
- Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
- Tham gia phản ứng thuỷ phân khi có xúc tác là axit hoặc enzim
Vậy dung dịch X chứa chất tan nào trong các chất dưới đây
A. Saccarozơ
B. Hồ tinh bột
C. Mantozơ
D. Glucozơ
Câu 9: Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Xenlulozo
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói $\leftarrow $ X $\to $ Y $\to $ Sobitol
Tên gọi X, Y lần lượt là
A. xenlulozơ, glucozơ.
B. tinh bột, etanol.
C. mantozơ, etanol.
D. saccarozơ, etanol.
Câu 11: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.
B. Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.
C. Thành phần phân tử.
D. Cấu trúc mạch cacbon.
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được monosaccarit X. Hidro hóa X thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X,Y lần lượt là
A. glucozo, sobitol
B. saccarozo, glucozo
C. glucozo, axit gluconic
D. frutozo, sobitol
Câu 13: Phương trình : 6nCO2 + 5nH2O \(\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}\)(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?
A. Quá trình hô hấp
B. Quá trình quang hợp.
C. Quá trình phân hủy.
D. Quá trình thủy phân.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 15: Thuốc thử nào dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau : ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha ?
A. dd AgNO3 / NH3.
B. Cu(OH)2.
C. Na kim loại.
D. dd CH3COOH.
Câu 16: Chọn những câu đúng trong các câu sau :
(1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.
(2) Glucozơ được gọi là đường mía.
(3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol.
(4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim.
(5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.
(6) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử.
(7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
A. 1, 2, 5, 6, 7.
B. 1, 3, 4, 5, 6, 7.
C. 1, 3, 5, 6, 7.
D. 1, 2, 3, 6, 7.
Câu 17: Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay.
(2) Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào vải sợi bông, chỗ vải đó dần mủn ra rồi mới bục.
(3) Từ xenlulozơ và tinh bột có thể chế tạo thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương.
(6) Khi ăn mía ta thường thấy phần gốc ngọt hơn phần ngọn.
(7) Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 19: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân với nhau.
B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2.
C. Cacbohiđrat còn có tên là gluxit hay saccarit
D. Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.
Câu 20: Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
A. 20
B. 18
C. 30
D. 12
Câu 21: Đốt cháy một lượng gluxit B thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam nước. Xác định B
A. Saccarozo
B. Tinh bột
C. Xenlulozo
D. Fructozo
Câu 22: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là:
A. 33,12 gam
B. 66,24 gam
C. 72 gam
D. 36 gam
Câu 23: Lên men một tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là :
A. 0,338 tấn
B. 0,398 tấn
C. 0,483 tấn
D. 0,568 tấn
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là
A. 97,14%
B. 24,35%
C. 5,41%
D. 48,72%
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 gam một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của X là
A. C12H22O11.
B. C6H12O6.
C. (C6H10O5)n.
D. C18H36O18
Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án A
B. Sai – fruc có nhóm –C=O còn glu có nhóm –CHO
C. Sai – fruc và glu là đồng phân của nhau
D. Sai – Cả 2 cùng tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng trong dung dịch
Câu 2: Đáp án D
Ứng dụng không phải là ứng dụng của glucozơ là Nguyên liệu sản xuất PVC
Câu 3: Đáp án B
A. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CHO từ glucozo
C. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CH(OH)COOH từ glucozo
D. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3COOH từ CH2=CH2
\(Glucozo\xrightarrow[30-{{35}^{0}}C]{len\,men}C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}OH\xrightarrow{+{{H}_{2}},Ni,{{t}^{0}}}C{{H}_{3}}CHO\xrightarrow{+{{O}_{2}},M{{n}^{2+}}}C{{H}_{3}}COOH\)
Câu 4: Đáp án B
1. CH2OH-(CHOH)4- CHO + Br2 + H2O → CH2OH-(CHOH)4- COOH + HBr (Phản ứng oxi – hóa glucozơ)
2. CH2OH-(CHOH)4- CHO + 2[Ag(NH3)2] OH\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CH2OH-(CHOH)4- COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O (Phản ứng oxi – hóa glucozơ)
3. C6H12O6 \(\xrightarrow{Len\,men}\) 2C2H5OH + 2CO2
4. CH2OH-(CHOH)4- CHO + H2\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CH2OH-(CHOH)4- CH2- OH (Phản ứng khử glucozơ )
5. C6H12O6 + 5(CH3CO)2O \(\xrightarrow{pridin}\) C6H7O(OCOCH3)5 + 5CH3COOH
6. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Câu 5: Đáp án B
Câu 6: Đáp án B
Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ do đó khi thủy phân sẽ thu được glucozo + fructozo
Câu 7: Đáp án C
Dãy các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là: Axit axetic, glixerol, mantozo.
Câu 8: Đáp án C
- X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd phức màu xanh lam => X có nhiều nhóm - OH
- X tác dụng với dd AgNO3/NH3 => X có nhóm - CHO
- X tham gia pư thuỷ phân khi có xúc tác là axit hoặc enzim => X là disaccarit hoặc polisaccarit
→ dung dịch X chứa mantozơ
Câu 9: Đáp án A
Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ
Câu 10: Đáp án A
Thuốc súng không khói \(\xleftarrow{+HN{{O}_{3}};xt:{{H}_{2}}S{{O}_{4}}d}Xenlulozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}O,{{H}^{+}},{{t}^{0}}}glucozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}}Sobitol\)
Câu 11: Đáp án D
Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh
Tinh bột có cấu trúc cả mạch phân nhánh (amilopectin) và mạch không phân nhánh( amilozơ)
Câu 12: Đáp án A
Ta có (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 ( glucozo – X )
C6H12O6 + H2 → C6H14O6 ( sorbitol – Y )
Câu 13: Đáp án B
Câu 14: Đáp án D
A. Sai - Saccarozo trong phân tử không có nhóm –CHO do đó không làm mất màu nước brom
B. Sai - Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
C. Sai - Xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh
Câu 15: Đáp án B
Ancol etylic (C2H5OH); đường củ cải ( saccarozơ: C12H22O11); đường mạch nha (mantozơ : C12H22O11)
Dùng Cu(OH)2 cho lần lượt vào ống nghiệm chứa 3 chất này:
+ Không có hiện tượng: Ancol etylic
+ Xuất hiện phức đồng xanh thẫm là: saccarozơ và mantozơ.
Tiếp tục đun sôi 2 ống nghiệm này; ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa đỏ gạch là mantozơ
Câu 16: Đáp án B
(2) sai→ glucozơ còn gọi là đường nho
Các ý còn lại đều đúng
Câu 17: Đáp án D
- Các chất tham gia phản ứng tráng gương: HCHO; HCOOH; CH3CHO; C12H22O11( mantozơ) => có 4 chất.
Câu 18: Đáp án A
Trong các phát biểu đã cho, có phát biểu đúng: (1), (2), (4), (6), (7).
(1) và (2) đúng. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông (có thành phần là xenlulozơ), chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do H2SO4 đặc có tính háo nước và làm xenlulozơ bị than hóa. Còn khi rớt HCl vào vải sợi bông, xenlulozơ bị thủy phân dưới xúc tác axit vô cơ nên dần mủn ra sau đó mới bị bục.
(3) sai. Tinh bột không dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo.
(4) đúng. Khi thủy phân hỗn hợp tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất là glucozơ.
(5) sai. Trong phân tử của tinh bột và xenlulozơ không có nhóm –CHO (hoặc nhóm có thể chuyển hóa thành nhóm –CHO trong môi trường kiềm) nên tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
(6) đúng.
(7) đúng. Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô, ...), củ, quả. Tinh bột chứa trong hạt là nguồn dự trữ nguyên liệu và năng lượng cho hạt nảy mầm thành cây con.
Câu 19: Đáp án D
Điều khẳng định không đúng là: Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.
Glucozơ và fructozơ là các monosaccarit là các cacbohiđrat đơn giản.
Câu 20: Đáp án A
+) C6H10O5 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O
=> nxenlulozơ trinitrat theo lý thuyết = nxenlulozơ trinitrat theo thực tế / H%
= 26,73.100 / (297.60)
= 0,15 kmol = 150 mol
=> nHNO3 = 3 . 150 = 450 mol
=> \({V_{HN{O_3}}} = \dfrac{{{m_{dd{\text{ }}HN{O_3}}}}}{D} = \dfrac{{450.63.100}}{{94,5.1,5}} = 20000{\text{ }}ml = 20\,\,l\)
Câu 21: Đáp án D
B có công thức dạng Cn(H2O)m
Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
nCO2 = 0,06 mol
nH2O = 0,06 mol
=> n : m = 1:1
Câu 22: Đáp án A
Ta có: nglucozo = nsaccarozo = 0,2 mol
Suy ra mglucozo (Lý thuyết) = 0,2.180 = 36 (gam)
Do hiệu suất phản ứng đạt 92% nên mglucozo (thực tế) = 36.92% = 33,12 (gam).
Câu 23: Đáp án A
\(n{\,_{tb}} = \dfrac{{1.70\% }}{{162n}} = \dfrac{7}{{1620n}}mol\)
(C6H10O5)n → nC6H12O6 →2nC2H5OH + 2nCO2
\(\begin{array}{l}{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 2{n_{tb}} = \dfrac{{14}}{{1620}}mol\\ = > {m_{{C_2}{H_5}OH}} = {n_{{C_2}{H_5}OH}}.{M_{{C_2}{H_5}OH}}.H = \dfrac{{14}}{{1620}}.46.0,85 \approx 0,338\,\tan \end{array}\)
Câu 24: Đáp án D
Quá trình phản ứng:
Glu → 2Ag (glucozo, fructozo)
Sac \(\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}}}\) 1glu + 1fruc \(\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) 4Ag
nAg = 0,08mol
Dựa vào tỉ lệ quá trình phản ứng ta có: nAg = 2nGlu + 4nSac = 0,08 (1)
mhh = mGlu + mSac = 180nGlu + 342nSac = 7,02 (2)
Giải hệ (1) và (2)
=> nGlu = 0,02 và nSac = 0,01
\( \% Sac = \dfrac{{{m_{Sac}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% = \dfrac{{0,01\,.\,342}}{{7,02}}.100\% = 48,72\% \)
Câu 25: Đáp án A
Đặt CTTQ của X: Cn(H2O)m.
Sơ đồ phản ứng:
\({C_n}{({H_2}O)_m}\xrightarrow{{ + {O_2}}}\left\{ \begin{gathered}C{O_2}\xrightarrow{{ + Ca{{(OH)}_2}}}\left\{ \begin{gathered}CaC{O_3}(1):0,001{\mkern 1mu} mol \hfill \\Ca{(HC{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}CaC{O_3}(2):0,001{\mkern 1mu} mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\{H_2}O \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
\(\begin{array}{*{20}{l}}\begin{array}{l} + BTNT:{n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}(1)}} + 2{n_{CaC{O_3}(2)}} = 0,001 + 2.0,001 = 0,003\\ + {\rm{ }}{m_{dd \uparrow }} = {\rm{ }}{m_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{m_{{H_2}O}} - {m_ \downarrow }{\rm{ }}\\ = > {m_{{H_2}O}} = {m_{dd \uparrow }} + {m_ \downarrow } - {m_{C{O_2}}} = 0,0815 + 0,1 - 0,003.44 = 0,0495g\\ = > {n_{{H_2}O}} = 0,00275\end{array}\\\begin{array}{l} = > \frac{n}{m} = \frac{{0,003}}{{0,00275}} = \frac{{12}}{{11}}\\ = > {C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}\end{array}\end{array}\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 12
CHƯƠNG III. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 12
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ