Đề bài
Câu 1 (1,5 điểm): Viết phương trình hóa khi H2SO4 đặc, đun nóng tác dung với Cu. Có hiện tượng gì để biết phản ứng đã xảy ra?
Câu 2 (2 điểm): Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận ra các chất rắn được dựng riêng trong mỗi bình: CaO, MgO, MgCO3.
Câu 3 (2 điểm): Tính nồng độ mol/lít của dung dịch tạo ra khi hòa tan 4,7 gam K2O vào nước. Cho biết thể tích dung dịch thu được là 100ml (K = 39, O = 16).
Câu 4 (2 điểm): Viết công thức các oxit ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố sau: Na, Al, Fe, Cu, Hg, Cl, S, Cr.
Câu 5 (2,5 điểm): Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X.
Cho X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được khí Y.
Xác định thành phần của khí Y (S = 32, Zn = 65).
Lời giải chi tiết
Câu 1:
\(Cu + 2{H_2}S{O_4}\text{đặc} \to CuS{O_4} + S{O_2} \uparrow + 2{H_2}O.\)
Để nguội người ta thêm nước cất vào sẽ cho dung dịch có màu xanh.
Câu 2:
Chất tan hoàn toàn và có hiện tượng sủi bọt là MgCO3.
\(MgC{O_3} + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + C{O_2} \uparrow + 2{H_2}O\)
Chất tan hoàn toàn tạo ra dung dịch trong suốt là MgO.
\(MgO + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + 2{H_2}O\)
Chất tan không tan hoàn toàn tạo ra dung dịch vẩn đục là CaO.
\(CaO + {H_2}S{O_4} \to CaS{O_4}\text{(ít tan)} + {H_2}O.\)
Câu 3:
\(\eqalign{ & {K_2}O + {H_2}O \to 2KOH \cr & {n_{KOH}} = 2{n_{{K_2}O}} = 2.{{4,7} \over {94}} = 0,1mol. \cr} \)
Nồng độ mol/l của KOH = 0,1 : 0,1 = 1M
Câu 4:
Na2O, Al2O3, Fe2O3, CuO, HgO, Cl2O7, SO3, CrO3.
Câu 5:
Tỉ lệ theo số mol của S và Zn \( = {1 \over {32}}:{2 \over {65}}\)
Phương trình hóa học: \(S + Zn \to ZnS\)
ns < nZn \(\Rightarrow\) Zn dư.
Chất X gồm ZnS và Zn
\(\eqalign{ & ZnS + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}S \uparrow \cr & Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow . \cr} \)
Khí Y gồm: H2S, H2.
Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái
Bài 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa