Đề bài
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ. Hưởng thụ vì tiếp nhận những gì cao đẹp, trong sáng nhất. Hưởng thụ đem đến cho người đọc cảm giác về cái đẹp – khoái cảm thẩm mỹ. Văn học giúp đỡ và “dạy khôn” con người nhiều lắm. Nhưng những điều nó mang đến cho ta lại hết sức nhẹ nhàng và những điều ấy cứ từ từ, ăn sâu và bền vững trong tâm hồn ta. Vì thế, những điều văn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất lớn.
(Nguyễn Thị Kiều Sương – học sinh trường THPT Việt Đức, HN)
1/ Hãy cho biết chủ đề của đoạn văn là gì?
2/ Câu văn nào chứa đựng ý tưởng, chủ đề trong đoạn văn?
3/ Hãy tách đoạn văn làm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
4/ Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, người viết đã sử dụng kiểu kết cấu nào? (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, so sánh,…)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Tố Hữu
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Lời giải chi tiết
Phần I:
Câu 1:
- Văn học giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội
Câu 2:
- Câu chứa đựng ý tưởng, chủ đề: Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ.
Câu 3:
- Mở đoạn:
Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ.
- Thân đoạn:
Hưởng thụ vì tiếp nhận những gì cao đẹp, trong sáng nhất. Hưởng thụ đem đến cho người đọc cảm giác về cái đẹp – khoái cảm thẩm mỹ. Văn học giúp đỡ và “dạy khôn” con người nhiều lắm. Nhưng những điều nó mang đến cho ta lại hết sức nhẹ nhàng và những điều ấy cứ từ từ, ăn sâu và bền vững trong tâm hồn ta
- Kết đoạn:
Vì thế, những điều văn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất lớn.
Câu 4:
- Kiểu kết cấu: Tổng phân hợp.
Phần II:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
* Giải thích thế nào là sống đẹp
- Sống đẹp là sống có mục đích, có lý tưởng, lành mạnh, tích cực,…
- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
* Phân tích, chứng minh, bàn luận:
- Các khía cạnh của sống đẹp, nêu những tấm gương sống đẹp, có thể lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc thơ văn…
- Bàn luận cách thức để sống đẹp: thường xuyên học tập, rèn luyện,…
- Phê phán lối sống không đẹp: thiếu ý chí, nghị lực, ích kỉ, vô trách nhiệm,…
- Bài học rút ra cho bản thân: sống đẹp để trau dồi, rèn luyện nhân cách
* Liên hệ bản thân:
- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
- Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
* Khẳng định lại vấn đề
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
SBT tiếng Anh 12 mới tập 2
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 – Hóa học 12
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm