Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng
Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:
A. vật đó không chuyển động.
B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian
C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc
D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi
Câu 2. Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào?
A. Không thể phán đoán được.
B. Nghiêng người sang trái.
C. Ngồi yên
D. Nghiêng người sang phải.
Câu 3. Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến lạng sơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 150 000m.
A. v = 50km/h B. v = 150km/h
C. v = 50m/h D. v = 5km/h
Câu 4. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Phương, chiều.
B. Điểm đặt, phương, chiều.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Câu 5. Công thức tính vận tốc là:
A. v = s.t B. \(t = \frac{v}{s}\)
C. \(v = \frac{s}{t}\) D. \(v = \frac{t}{s}\)
Câu 6. Khi nói lực là đại lượng vecto, bởi vì
A. lực làm cho vật bị biến dạng
B. lực có độ lớn, phương và chiều
C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ
D. lực làm cho vật chuyển động
Câu 7. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều:
A. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế.
B. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống.
C. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
D. Chuyển động của xe ô tô.
Câu 8. Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì
A. vật chuyển động với vận tốc tăng dần
B. vật chuyển động với vận tốc giảm dần
C. hướng chuyển động của vật thay đổi
D. vật giữ nguyên vận tốc
Câu 9. Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động của hòn bi là lực
A. ma sát trượt. B. ma sát lăn.
C. ma sát nghỉ. D. hút của Trái Đất.
Câu 10. Trong giờ thể dục, bạn An chạy 60 m hết 10 giây. Vận tốc của An là
A. 60m/s B. 6m/s
C. 10 m/s D. 1 m/s
Câu 11. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống.
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 12. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
A. 3 km. B. 4 km.
C. 6 km/h. D. 9 km.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói:
a. Ô tô đang chuyển động.
b. Ô tô đang đứng yên.
c. Hành khách đang chuyển động.
d. Hành khách đang đứng yên.
Câu 2. (1 điểm)
a. Nêu cách biểu diễn lực?
b. Biểu diễn lực kéo 500N tác dụng lên một vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích 1cm tương ứng với 100N.
Câu 3. (2 điểm) Một người đi xe đạp trên đoạn đường thứ nhất với tốc độ 12 km/h hết 30 phút; đoạn đường thứ hai với đi với tốc độ 15 km/h hết 20 phút, đoạn đường thứ 3 đi 6 km hết 40 phút. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường đi.
Lời giải chi tiết
1.C | 2.D | 3.A | 4.D | 5.C | 6.B |
7.C | 8.D | 9.B | 10.B | 11.D | 12.D |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Phương pháp:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc
Cách giải:
Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
Chọn C.
Câu 2.
Cách giải:
Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nghiêng người sang phải do quán tính
Chọn D.
Câu 3.
Phương pháp:
Công thức tính vận tốc trung bình: v = S:t
Cách giải:
Thời gian chuyển động: t = 11 – 8 = 3 giờ
Quãng đường S = 150000m = 150km
Vận tốc trung bình của ô tô: v = S : t = 150:3 = 50km/h
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp:
Lực là đại lượng vecto, biểu diễn bởi một mũi tên, có gốc là điểm đặt, phương, chiều và độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực
Cách giải:
Biểu diễn một lực cần biết rõ điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Chọn D.
Câu 5.
Phương pháp:
Công thức tính vận tốc là \(v = \frac{S}{t}\)
Cách giải:
Công thức tính vận tốc là \(v = \frac{S}{t}\)
Chọn C.
Câu 6.
Phương pháp:
- Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vecto.
- Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Cách giải:
Lực là đại lượng vecto vì lực có độ lớn, phương và chiều.
Chọn B.
Câu 7.
Phương pháp:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi.
Cách giải:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động đều.
Chọn C.
Câu 8.
Phương pháp:
Khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều.
Cách giải:
Khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chọn D.
Câu 9.
Phương pháp:
Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.
Cách giải:
Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.
Lực giữa viên bi và mặt sàn khi viên bi lăn trên sàn là ma sát lăn.
Chọn B.
Câu 10.
Phương pháp:
Vận tốc: \(v = \frac{S}{t}\)
Cách giải:
Ta có: \(v = \frac{S}{t} = \frac{{60}}{{10}} = {6_{}}(m/s)\)
Chọn B.
Câu 11.
Phương pháp:
Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính.
Cách giải:
Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính.
Xe đạp đang chạy mà thôi không đạp nữa thì còn đi thêm 1 đoạn do quán tính.
Chọn D.
Câu 12.
Phương pháp:
Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: S = v.t
Cách giải:
Đổi 45 phút = 0,75 h
Quãng đường người đó đi được: \(S = v.t = 12.0,75 = 9km\)
Chọn D.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp:
Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Cách giải:
a. Ô tô đang chuyển động so với cây cối bên đường
b. Ô tô đang đứng yên so với hành khách.
c. Hành khách đang chuyển động so với đường
d. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.
Câu 2.
Phương pháp:
Nhớ lại các đặc đểm của lực và cách biểu diễn một lực bằng vec tơ
Cách giải:
a. + Gốc: là điểm đặt của lực
+ Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.
+ Độ dài: biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước
b. Biểu diễn đúng hình.
Câu 3.
Phương pháp:
Quãng đường: S = v.t
Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2} + {S_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\)
Cách giải:
Quãng đường thứ nhất là: \({S_1} = {v_1}.{t_1} = 12.0,5 = 6km\)
Quãng đường thứ hai là: \({S_2} = {v_2}.{t_2}{\rm{ = }}15.\frac{1}{3} = 5km\)
Quãng đường thứ 3 là: S3 = 6 km
Vận tốc trung bình là:
\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2} + {S_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}} = \frac{{6 + 5 + 6}}{{0,5 + 1/3 + 2/3}} = 11,{33_{}}(km/h)\).
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Văn 8
Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Test yourself 3