Đề số 1 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 5
Đề số 2 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 5
Đề số 3 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 5
Đề số 4 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 5
Đề số 5 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 5
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !
(Theo Băng Sơn)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu ?
a. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau.
b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c. Do mùi thơm của nước hoa.
Câu 2. Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì ?
a. Đất quê.
b. Làn hương quen thuộc của đất quê.
c. Làng.
Câu 3. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?
a. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ
b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.
Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất"?
a. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ?
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi.
a. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.
b. Ngăn cách các vê câu ghép.
c. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính.
Câu 2. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy ?
a. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
c. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 3. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng.
a. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt
b. Hương từ đây
c. Hương
Câu 4. Trong đoạn văn : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...", từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ?
a. giả dối
b. giả danh
c. nhân tạo
Câu 5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ?
a. Tính từ
b. Danh từ
c. Động từ
Câu 6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.
a. So sánh.
b. Nhân hoá.
c. Cả hai ý trên.
Câu 7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?
Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
a. Chỉ nơi chốn.
b. Chỉ thời gian.
c. Chỉ nguyên nhân.
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
Trong đoạn văn cuối bài : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió..." tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh này có gì đặc biệt ? Hãy nêu tác dụng của cách so sánh đó.
IV. TẬP LÀM VĂN
Đề 1. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn tả hương thơm của một khu vườn :
Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương... của... Mùi hương... của... Mùi hương... của... Đó là những mùi hương...
Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả mùi hương của một loài hoa mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
b | b | a | c |
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
a | c | b | c |
Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | |
b | a | b |
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
Tham khảo : Bài văn viết về làng quê nghèo nhưng với tác giả đó là một làng quê tuyệt diệu với những mùi hương thân thương nhất. Hương thơm của làng, hương thơm của đất đem đến cho tác giả biết bao cảm xúc. Mùi thơm của hoa bưởi trong sương, mùi thơm của rơm rạ trong nắng, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió,…khiến tác giả căng lồng ngực hít thở đến no nê. Những mùi hương này tưởng như có thể sờ được, nắm được. Đó là hương làng, là tình yêu của tác giả với quê hương.
Nếu tác giả so sánh hương thơm của làng thơm như mùi nước hoa thì không có gì đáng nói. Điều đặc biệt ở đây là tác giả phủ định nước hoa để khẳng định một điều khác : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo làm sao bằng được hương làng”. Sự so sánh này tạo ra một sự đối lập, nhấn mạnh sự khác biệt, hơn hẳn của mùi thơm hương làng, những làn hương quen thuộc của đất quê so với mùi thơm nước hoa dù được chiết xuất bằng công nghệ cao, bởi đây là những mùi hương rất mộc mạc, chân chất, tự nhiên. Đó cũng là điều tác giả muốn ngợi ca, khẳng định.
(Theo Dương Kim Thêu)
IV. TẬP LÀM VĂN
Đề bài 1
Tham khảo : Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương ngan ngát của hương cau. Mùi hương thoảng nhẹ của những bông hồng. Mùi hương nồng ấm, đậm đà của hoa ngọc lan. Đó là những mùi hương rất quen thuộc, thân thiết với em.
Đề bài 2
Tham khảo : Mùa xuân, hoa bưởi nở rộ kết thành chùm trắng muốt trên nền lá xanh thẫm. Hương bưởi ngan ngát, man mát, dịu dàng lan toả khắp khu vưòn, khắp sân nhà. Hương bưởi thật là đặc biệt. Mùi hương ấy thoang thoảng mà rất sâu, cho em một cảm giác dễ chịu và khoan khoái. Một mùi hương không thể lãng quên, không thể lẫn với một mùi nào khác.
Tuần 24: Luyện tập chung. Giới thiệu hình trụ, hình cầu
Đề thi giữa kì 2
PHẦN 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Tuần 31: Ôn tập về: Phép trừ, phép nhân, phép chia
PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN