Đề bài
(20 câu, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Dãy các chất tan được trong nước là:
A.K2O, BaO, C2H5OH
B.CuO, CaO, CH3COOH
C.CuSO4, AlCl, Fe(OH)3
D.CO2, SO3, BaSO4
Câu 2: Sục khí C2H2 qua dung dịch Br2 sẽ làm dung dịch
A.giảm khối lượng
B.tăng khối lượng
C.không thay đổi khối lượng
D.không thay đổi màu sắc.
Câu 3: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để tạo kết tủa tối đa với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M là
A.200ml B.30ml
C.25ml D.60ml
Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có phản ứng thủy phân?
A.Tinh bột, xenlulozo, PVC.
C.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, chất béo.
C.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, glucozo.
D.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, PE.
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất thuộc loại polime?
A.Metan, etilen, polietilen.
C.Metan, tinh bột, polietilen.
C.Poli (vinyl clorua), etilen, polietilen.
D.Poli (vinyl clorua), tinh bột, polietilen.
Câu 6: Đốt cháy chất hữu cơ X trong oxi tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2, X là?
A.xenlulozo
B.tinh bột
C.protein
D.poli (vinyl clorua)
Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất phản ứng với kim loại natri?
\(\eqalign{ & A.C{H_3}COOH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} \cr & B.C{H_3}COOH,{C_2}{H_5}OH \cr & C.{C_2}{H_5}OH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} \cr & D.{C_2}{H_5}OH,C{H_3}COO{C_2}{H_5} \cr} \)
Câu 8: Khi chưng khô 25ml dung dịch CuSO4 0,5M, người ta thu được một lượng CuSO4 là: (cho Cu = 64, S = 32, O = 16)
A.2,0 gam B.2,5 gam
C.6,25 gam D.5,0 gam.
Câu 9: Etanol tan vô hạn trong nước là vì trong phân tử C2H6O
A.chỉ có liên kết đơn.
B.ngoài 2 nguyên tố cacbon, hidro còn có nguyên tố oxi.
C.có nhóm –OH
D.chỉ có 2 nguyên tử C.
Câu 10: Cho 6,9 gam etanol tác dụng hết với kim loại kali.
Thể tích (ở đktc) khí hidro thu được là (H = 1, C =12, O = 16)
A.1,68 lít B.3,36 lít
C.4,48 lít D.5,6 lít
Câu 11: Chất nào sau đây ở điều kiện thường là một chất lỏng?
A.Axetilen B.Metan
C.Etilen D.Thủy ngân
Câu 12: Lấy 4,5 gam một chất X có công thức CnH2n+1OH tác dụng với kali (vừa đủ), chưng khô dung dịch sau phản ứng thì được 7,35 gam chất rắn.
Công thức chất X là: (cho H = 1, C = 12, O = 16, K = 39)
A.C3H7OH B.CH3OH
C.C2H5OH D.C4H9OH
Câu 13: Kim loại nào trong các kim loại dưới đây tác dụng với nước mạnh nhất?
A.Mg B.Ba
C.K D.Al
Câu 14: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch quỳ tím là:
A.clo B.axit axetic
C.NaOH D.axit clohidric.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam chất Y (có C, H, O) trong bình kín sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng NaOH (dư). Khi kết thúc phản ứng, độ tăng khối lượng ở bình (1) là 0,9 gam và bình (2) là 1,76 gam.
Trong phân tử Y chỉ có 1 nguyên tử O. Công thức của Y là (H = 1, C = 12, O = 16)
A.C3H8O B.C2H4O
C.CH4O D.C6H12O6.
Câu 16: Sản phẩm tạo ra của phản ứng: CH3COOH tác dụng với Mg là:
A.CH3COOMg.H2
B.(CH3COO)2Mg, H2
C.(CH3CH2O)2Mg, H2
D.(CH3COO)2Mg, CO2, H2O
Câu 17: Một chất hữu cơ X, tan được trong nước. Khi đốt 1 mol X thu được 6 mol CO2. X là chất nào trong số các chất sau?
A.H2N – CH2 – COOH B.(C6H10O5)n
C.(C17H35COO)3C3H5 D.C6H12O6.
Câu 18: Để hoàn thành sơ đồ:
Tinh bột (1) -> glucozo (2) -> rượu etylic (3) -> axit axetic (4) -> etyl axetat.
Điều kiện ở các vị trí (1), (2), (3), (4) nào sau đây là không phù hợp?
A.(1) dung dịch H2SO4 loãng.
B.(2) men rượu
C.(3) men rượu
D.(4) rượu etylic và H2SO4 đặc, nung nóng.
Câu 19: Cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn glucozo là 239kJ/mol. Vậy nhiệt lượng tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn 500 gam glucozo là: (H = 1, C = 12, O = 16)
A.663,9 kJ B.737,6 kJ
C.1991,6 kJ D.66,39 kJ.
Câu 20: Sự quang hợp của cây xanh tạo thành glucozo, theo phương trình:
6CO2 + 6H2O + 2816 kJ \(\to\) C6H12O6 + 6O2 (ánh sáng, diệp lục)
Năng lượng tối thiểu mà cây xanh hấp thụ để tổng hợp 1,8 kg glucozo là:
(H = 1, C =12, O = 16)
A.28160kJ B.45750 kJ
C.37250 kJ D.91520 kJ.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | B | D | B | D | C | B | A | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | A | C | A | C | B | D | C | A | A |
2.Lời giải
Câu 1: (A)
AgCl, CuO, BaSO4 không tan trong nước.
Câu 2: (B)
Khí C2H2 bị dung dịch Br2 hấp thụ nên khối lượng dung dịch tăng.
Câu 3: (D)
\(\eqalign{ & A{l_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Al{(OH)_3} \downarrow + 3N{a_2}S{O_4} \cr & {n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,01mol \cr&\Rightarrow {n_{NaOH}} = 0,06mol \cr & \Rightarrow {V_{ddNaOH}} = 0,06\,l=60ml \cr} \)
Câu 4: (B)
PVC, PE không có phản ứng thủy tinh.
Câu 5: (D)
Metan, etilen, không thuộc loại polime.
Câu 6: (C)
Xenlulozo, tinh bột, poli (vinyl clorua) không chứa nguyên tố nôt.
Câu 7: (B)
Câu 8: (A)
\({n_{CuS{O_4}}} = 0,0125\)
\(\Rightarrow {m_{CuS{O_4}}} = 0,0125.160 = 2gam\)
Câu 9: (C)
Câu 10: (A)
\(\eqalign{ & 2{C_2}{H_5}OH + 2K \to 2{C_2}{H_5}OK + {H_2} \cr & {n_{{C_2}{H_5}OH}} = {{6,9} \over {46}} = 0,15mol\cr& \Rightarrow {n_{{H_2}}} = {{0,15} \over 2} = 0,075mol \cr & = > {V_{{H_2}}} = 0,075.22,4 = 1,68lit. \cr} \)
Câu 11: (D)
Câu 12: (A)
\(\eqalign{ & {C_n}{H_{2n + 1}}OH + 2K \to 2{C_n}{H_{2n + 1}}OK + {H_2} \cr & 1mol{C_n}{H_{2n + 1}}OH \to 1mol{C_n}{H_{2n + 1}}OK. \cr} \)
Khối lượng tăng là \(39 – 1 = 38\) gam.
\(\eqalign{ & \Rightarrow {n_{{C_n}{H_{2n + 1}}OH}} = {{7,35 - 4,5} \over {38}} = 0,075mol \cr & {M_{{C_n}{H_{2n + 1}}OH}} = {{4,5} \over {0,075}} = 60 = 14n + 18\cr& \Rightarrow n = 3 \cr} \)
Công thức chất X là: C3H7OH
Câu 13: (C)
Câu 14: (A)
Clo tác dụng với nước tạo ra HClO có tính tẩy màu.
Câu 15: (C)
\(\eqalign{ & {m_{{H_2}O}} = 0,9gam;{m_{C{O_2}}} = 1,76gam \cr & {m_H} = 0,1gam;{m_C} = 0,48gam \cr&\Rightarrow {m_O} = 0,74 - (0,1 + 0,48) = 0,16gam \cr & {n_C}:{n_H}:{n_O} = 1:4:1. \cr} \)
Công thức của Y là CH4O.
Câu 16: (B)
Câu 17: (D)
Phân tử chất X có 6 nguyên tử C.
Câu 18: (C)
Rượu etylic \(\to\) axit axetic: phải là men giấm.
Câu 19: (A)
1 mol glucozo (180 gam) khi oxi hóa hoàn toàn cho 239kJ
Vậy khi oxi hóa 500 gam glucozo nhiệt lượng tỏa ra: \( = \dfrac{{500}}{{180}}.239 = 663,9kJ\)
Câu 20: (A)
Năng lượng mà cây xanh hấp thụ: \(= \dfrac{{1800}}{{180}}.2816 = 28160kJ.\)