Đề bài
Câu 1: Sắp xếp các chất sau theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH.
A. CH3COOH, CH3COOCH3, C3H7OH, HCOOCH3.
B. CH3COOCH3, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH.
C. HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH, CH3COOCH3.
D. CH3COOH, C3H7OH, CH3COOCH3, HCOOCH3.
Câu 2: Hợp chất hữu cơ E có công thức phân tử C4H8O2 đơn chức no, mạch hở, tác dụng được với NaOH, không tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số đồng phân cấu tạo của E phù hợp với các tính chất trên là
A. 5. B. 3.
C. 4. D. 2.
Câu 3: Cho các chất: (1) buta-1,3-đien; (2) axit glutamic; (3) acrilonitrin; (4) glyxin; (5) vinyl axetat. Những chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (3), (4) và (5).
B. (1), (3) và (5).
C. (1), (2) và (5).
D. (1), (2) và (3).
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn pentapeptit X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có tripeptit Gly-Gly-Val và hai đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Gly-Ala-Val.
B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
C. Gly-Gly-Val-Ala-Gly.
D. Gly-Ala-Val-Gly-Gly.
Câu 5: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Bạc (Ag). B. Sắt (Fe).
C. Vonfram (W). D. Crom (Cr).
Câu 6: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Poli acrilonitrin.
C. Polietilen.
D. Poli(vinyl axetat).
Câu 7: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?
A. Polipropilen, polibutađien, nilon-7, nilon-6,6.
B. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.
C. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, polibutađien.
D. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, cao su thiên nhiên.
Câu 8: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 4. B. 2.
C. 1. D. 3.
Câu 9: Khối lượng của một đoạn mạch polibutađien là 8370 đvC và của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27120 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch polibutađien và đoạn mạch tơ nilon-6,6 lần lượt là
A. 155 và 120.
B. 113 và 152.
C. 113 và 114.
D. 155 và 121.
Câu 10: Glyxin có thể phản ứng với dãy các chất nào sau đây?
A. HCl, Cu, NaOH.
B. HCl, NaCl, C2H5OH.
C. NaOH, CH3OH, H2SO4.
D. NaOH, HCl, Na2SO4.
Câu 11: Saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều tham gia vào phản ứng
A. thủy phân.
B. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. đổi màu iot.
D. tráng bạc.
Câu 12: Cho 10 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,8M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160. B. 220.
C. 200. D. 180.
Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn 35,6 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 36,72. B. 38,24.
C. 38,08. D. 29,36.
Câu 14: Chất không tan trong nước lạnh là
A. fructozơ. B. glucozơ.
C. saccarozơ. D. tinh bột.
Câu 15: Polime nào sau đây được dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ?
A. Poli(etylen terephtalat).
B. Poli(metyl metacrylat).
C. Polistiren.
D. Poliacrilonitrin.
Câu 16: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch của dãy nào sau đây?
A. NaCl, AlCl3, ZnCl2.
B. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl.
C. MgSO4, CuSO4, AgNO3.
D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2.
Câu 17: Hợp chất H2N–CH(CH3)–COOH có tên gọi là
A. alanin. B. lysin.
C. valin. D. glyxin.
Câu 18: Cho 21,6 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra (đktc). Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 39,4 gam. B. 53,9 gam.
C. 58,1 gam. D. 57,1 gam.
Câu 19: Xà phòng hóa triolein thu được sản phẩm là
A. C17H33COONa và glixerol.
B. C17H35COONa và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C15H31COONa và etanol.
Câu 20: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glucozơ. B. Anilin.
C. Etyl amin. D. Glyxin.
Câu 21: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là
A. H-COO-CH3, CH3-COOH.
B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. CH3-COOH, H-COO-CH3.
D. CH3-COOH, CH3COOCH3.
Câu 22: Cho các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Câu 23: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 14,4 % . B. 12,4 %.
C. 11,4 % . D. 13,4 %.
Câu 24: Cho 2,15 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este X là
A. C4H6O2. B. C2H4O2.
C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 25: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được 27,75 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,35. B. 26,25.
C. 22,25. D. 18,75.
Câu 26: Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và
A. ancol đơn chức.
B. muối clorua.
C. xà phòng.
D. axit béo.
Câu 27: Metyl acrylat có công thức là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 28: Cho các ion sau: Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+, Ca2+. Chiều giảm tính oxi hóa của các ion trên là
A. Ca2+, Fe2+, Al3+, Cu2+, Ag+.
B. Ag+, Cu2+, Fe2+, Al3+, Ca2+.
C. Cu2+, Ag+, Fe2+, Al3+, Ca2+.
D. Ca2+, Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+.
Câu 29: Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?
A. K+, Cl-, Ar.
B. Na+, F-, Ne.
C. Li+, Br-, Ne.
D. Na+, Cl-, Ar.
Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Để phân biệt amoniac và etylamin ta dùng dung dịch HCl đậm đặc.
B. Dùng nước Br2 để phân biệt anilin và phenol.
C. Dùng Cu(OH)2 để phân biệt Gly-Ala-Gly và Ala-Ala-Gly-Ala.
D. Dùng quì tím để phân biệt dung dịch alanin và dung dịch lysin.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
B. Saccarozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng thủy phân.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và tinh bột đều là cacbohiđrat.
Câu 32: Cho các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) tơ nilon-6; (4) tơ visco; (5) tơ nilon- 6,6; (6) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. (1), (2), (6).
B. (2), (4), (6).
C. (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5).
Câu 33: Từ 32,4 tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) người ta sản xuất được m tấn thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat) với hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%. Giá trị của m là
A. 26,73. B. 29,70.
C. 33,00. D. 25,46.
Câu 34: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
A. 49. B. 77.
C. 68. D. 61.
Câu 35: Thuỷ phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 0,12 mol Y trong dung dịch HCl, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 11,99. B. 71,94.
C. 59,95. D. 80,59.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
b) Aminoaxit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
c) Dung dịch anilin làm đổi màu quỳ tím.
d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t0) thu được tripanmitin.
e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
g) Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Câu 37: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y | Quỳ tím | Chuyển màu xanh |
Z | Cu(OH)2 | Có màu tím |
T | Nước brom | Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
B. Etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
C. Hồ tinh bột, etyl amin, anilin, lòng trắng trứng.
D. Hồ tinh bột, etyl amin, lòng trắng trứng, anilin.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 7,3) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 27,90. B. 27,20.
C. 33,75. D. 32,25.
Câu 39: Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 30,8 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit kế tiếp và 16,1 gam một ancol. Số mol của este có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp X là
A. 0,20 mol. B. 0,10 mol.
C. 0,15 mol. D. 0,25 mol.
Câu 40: Chất hữu cơ Z có công thức phân tử C17H16O4, không làm mất màu dung dịch brom. Z tác dụng với NaOH theo PTHH: Z + 2NaOH → 2X + Y; trong đó Y hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cho 15,2 gam Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).
B. Z có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện bài toán.
C. Thành phần % khối lượng của cacbon trong X là 58,3%.
D. Không thể tạo ra Y từ hidrocacbon tương ứng bằng một phản ứng.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | D | B | B | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | B | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | C | A | D | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | D | A | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
C | B | A | A | C |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | C | B | B | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
C | B | A | C | B |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | D | A | D | C |
CHƯƠNG IX. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chương 4. Dao động và sóng điện từ
Unit 6. Future Jobs
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI