Đề bài
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (7 điểm).
Câu 1: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Cu(OH)2 | Dung dịch màu xanh lam |
Y | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
Cu(OH)2 | Dung dịch màu xanh lam | |
Z | Nước brom | Kết tủa trắng |
T | Quỳ tím | Quỳ tím chuyển màu xanh |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Saccarozo, anilin, glucozo, etylamin.
B. Saccarozo, glucozo, anilin, etylamin.
C. Anilin, etylamin, saccarozo, glucozo
D. Etylamin, glucozo, saccarozo, anilin.
Câu 2: Chất béo là trieste của chất béo với
A. ancol metylic. B. glixerol.
C. ancol etylic. D. etylen glicol.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozo được cấu tạo từ 2 gốc α – glucozo.
(b) Oxi hóa glucozo, thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozo có chứa một nhóm –CHO.
(d) Xenlulozo trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozo, mỗi gốc glucozo có ba nhóm –OH.
(g) Saccarozo bị thủy phân trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 4: Hợp chất X là este no, đơn chức, mạch hở. Biết 9 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,75M đun nóng. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
B. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.
C. Ở điều kiện thường, metylamin tồn tại ở thể rắn.
D. Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Câu 6: Hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) và dung dịch FeSO4?
A. Zn và Cu. B. Mg và Ag
C. Cu và Ca. D. Al và Zn.
Câu 7: Hòa tan kim loại M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa 29,35 gam chất tan. Kim loại M là
A. Na. B. Ba.
C. K. D. Al.
Câu 8: Một α-aminoaxit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 13,35 gam X tác dụng hết với HCl dư, thu được 18,825 gam muối. Chất X là
A. glyxin. B. alanin
C. valin. D. axit glutamic.
Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. CH3NHCH3. B. C2H5NH2.
C. CH3NH2. D. C6H5NH2.
Câu 10: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n≥4).
B. CnH2n-2O2 (n≥4).
C. CnH2nO2 (n≥2).
D. CnH2n+2O2 (n≥4).
Câu 11: Cho dãy kim loại sau: Na, Mg, Fe, Cu. Kim loại có tính khử yếu nhất trong dãy đã cho là
A. Fe. B. Mg.
C. Cu. D. Na.
Câu 12: Cho 8,76 gam một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 13,14 gam muối. Phần trăm về khối lượng của nitơ trong X có giá trị gần đúng là
A. 31,11%. B. 23,73%.
C. 19,72%. D. 19,18%.
Câu 13: Đun nóng dung dịch X chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 18,0. B. 8,1.
C. 9,0. D. 4,5.
Câu 14: Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 1.
Câu 15: Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trọng, được sử dụng làm kính lúp, thấu kính, kính chống đạn,… Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2=CH-CN.
B. CH2=CH(CH3)-COO-CH3
C. CH3-COO-CH=CH2.
D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 16: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?
A. HCOOH và C2H5OH.
B. HCOOH và CH3OH.
C. CH3COOH và C2H5OH.
D. CH3COOH và CH3OH.
Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KOH đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 5,88. B. 2,72.
C. 4,76. D. 3,36.
Câu 18: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozo, glucozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
A. 2. B. 4.
C. 3. D. 1.
Câu 19: Trong phân tử glucozo và fructozo đều có nhóm chức
A. –OH. B. –NH2.
C. –CHO. D. –COOH.
Câu 20: Dung dịch của chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.
B. C2H5NH2.
C. H2N-CH(CH3)COOH.
D. HOOC-CH2-CH(NH2)COOH.
Câu 21: Cho dãy các chất: glucozo, xenlulozo, metyl metacrylat, Gly-Ala-Glu. Số chất trong dãy có phản ứng thủy phân là
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 1.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm các chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2, C6H12O6. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là
A. 35,20. B. 70,40.
C. 31,68. D. 17,60.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 5,04.
C. 6,72. D. 5,6.
Câu 24: Poli(vinyl clorua) có công thức là
A. (-CH2-CH2-)n.
B. (-CH2-CHF-)n.
C. (-CH2-CHBr-)n.
D. (-CH2-CHCl-)n.
Câu 25: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ xenlulozo axetat.
B. Tơ visco.
C. Tơ tằm.
D. Tơ nitron.
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (3,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) CH2=CHCOOC2H5 + NaOH
b) CH2OH[CHOH]4CHO + H2
c) H2NCH2COOH + NaOH →
d) H2NCH(CH3)COONa + HCl (dư) →
e) CH2=CH2
Câu 2: (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 14,3 gam este X cần vừa đủ 18,2 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được muối CH3COONa.
a) Xác đụng công thức cấu tạo và gọi tên este X.
b) Hỗn hợp M gồm X và hợp chất hữu cơ Y (công thức của Y có dạng H2N-CnHm-COO-CqHt), trong đó tỉ lệ mol X:Y bằng 7:5. Thủy phân hoàn toàn 11,31 gam M bằng V lít dung dịch NaOH 0,5M (vừa đủ), sau phản ứng thu được một ancol duy nhất và 10,59 gam hỗn hợp muối. Tính giá trị của V và xác định công thức cấu tạo của Y.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | B | A | A | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | B | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | D | C | C | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | D | A | A | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
C | A | B | D | D |
Tự luận
Câu 1:
Câu 2:
a) Đốt X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O => este no, đơn chức, mạch hở.
Đặt công thức este là: CnH2nO2 (n≥2)
nO2 = 18,2 ; 22,4 = 0,8125 mol
\(\begin{gathered}
\begin{array}{*{20}{l}}
{{C_n}{H_{2n}}{O_2}\,\, + \,\,\,\,\,\frac{{3n-2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O} \\
{\frac{{1,625}}{{3n - 2}}\,mol \leftarrow 0,8125mol}
\end{array} \hfill \\
\to {m_X} = \frac{{1,625}}{{3n - 2}}.(14n + 32) = 14,3 \Rightarrow n = 4 \hfill \\
\end{gathered} \)
=> CTPT: C4H8O2
Khi thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được muối CH3COONa nên X có công thức cấu tạo là: CH3COOC2H5 (Etyl axetat).
b) Do thủy phân hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2N-CnHm-COO-CqHt thu được 1 ancol nên Y có dạng:
H2N-CnHm-COO-C2H5.
\(11,31(g)\left\{ \begin{gathered}
C{H_3}COO{C_2}{H_5}:7x{\,{mol}} \hfill \\
{H_2}N{C_n}{H_m}COO{C_2}{H_5}:5x{\,{mol}} \hfill \\
\end{gathered} \right. + NaOH:12x{\,{mol}}\)\(\, \to 10,59(g)\text{muối} + {C_2}{H_5}OH:12x{\,{mol}}\)
BTKL: m hỗn hợp + mNaOH = m muối + mC2H5OH
<=> 11,31 + 40.12x = 10,69 + 18.12x
=> x = 0,01 mol
=> nNaOH = 12x = 0,12 mol
=> V dd NaOH = n : CM = 0,12 : 0,5 = 0,24 lít
m hỗn hợp = mX + mY => 11,31 = 88.0,07 + MY.0,05
=> MY = 103
=> Y là H2NCH2COOC2H5
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Bài 37. Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI - HÓA HỌC 12
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG