Đề bài
Câu 1: Chất X khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm là CH3COONa và C2H5OH (ngoài ra không còn sản phẩm nào khác). Chất X có công thức phân tử là
A. C4H8O2.
B. C5H10O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Câu 2: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn, Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 42,6. B. 51,1.
C. 50,3. D. 70,8.
Câu 3: Cho 8,96 gam Fe vào 440 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam kim loại. Khối lượng muối Fe(NO3)2 có trong dung dịch là
A. 5,4. B. 7,2.
C. 10,8. D. 8,1.
Câu 4: CH3CH2COOCH3 có tên gọi là
A. metyl propionat.
B. metyl axetat.
C. etyl axetat.
D. vinyl axetat.
Câu 5: Trong số các poilime sau: polietilen; poli(vinyl clorua) ; poli(vinyl axetat); tinh bột. Số polime mà trong thành phần hóa học chỉ có 2 nguyên tố C và H là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 6: Ion Na+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Nguyên tố Na trong bảng hệ thống tuần hoàn có vị trí là
A. Chu kỳ 3, nhóm IB.
B. Chu kỳ 3, nhóm IA.
C. Chu kỳ 4, nhóm IA.
D. Chu kỳ 4, nhóm IB.
Câu 7: Trong số các chất: glyxin, alanin, valin, lysin, axit glutamic số chất mà dung dịch của nó có thể làm đổi màu quỳ tím là
A. 3. B. 2.
C. 4. D. 5.
Câu 8: Đốt cháy 13,2 gam este X với oxi vừa đủ thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Công thức phân tử của este X là
A. C3H6O2.
B. C4H8O2.
C. C3H4O2.
D. C4H6O2.
Câu 9: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 89,1 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 51,03. B. 56,7.
C. 60. D. 63.
Câu 10: Để phân biệt glucozơ và anđehit axetic có thể dùng hóa chất nào sau đây
A. dung dịch HCl.
B. Cu(OH)2.
C. dung dịch nước brom.
D. dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600. B. 33,250
C. 53,775. D. 61,000.
Câu 12: Để điều chế 27,3 kg sobitol từ glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 100% thì cần dùng m kg glucozơ. Giá trị của m là
A. 24,025. B. 12,247.
C. 38,571. D. 27,000.
Câu 13: Trong số các chất sau: metyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 2. B. 1.
C. 3. D. 4.
Câu 14: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chỉ chứa nhóm cacboxyl.
B. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
C. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
D. chỉ chứa nhóm amino.
Câu 15: Saccarozơ có công thức phân tử là
A. (C6H10O5)n.
B. C6H12O6.
C. C12H22O11.
D. C5H12O4.
Câu 16: Bậc của amin là
A. Bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử nitơ.
B. Số gốc hiđrocacbon có trong cấu tạo amin.
C. Số nguyên tử cacbon có trong gốc hiđrocacbon.
D. Số nguyên tử hiđro của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
Câu 17: Trong số các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có vị ngọt là
A. 5. B. 4.
C. 3. D. 2.
Câu 18: Tiến hành lên men 486 kg tinh bột để điều chế ancol etylic với hiệu suất chung của cả quá trình là 65%. Khối lượng ancol etylic thu được sẽ là
A. 269,1 kg. B. 276 kg.
C. 414 kg. D. 179,4 kg.
Câu 19: Cho 6,75 gam etylamin tác dụng với lượng HCl dư. Khối lượng muối thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 24,268. B. 14,526.
C. 23,252. D. 12,225.
Câu 20: Số chất đơn chức có công thức phân tử C3H6O2 có thể tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không làm đổi màu quỳ tím là
A. 4. B. 5.
C. 3. D. 2.
Câu 21: CH3CH2COOCH2CH3 có thể điều chế trực tiếp từ axit và ancol nào sau đây ?
A. CH3COOH và CH3CH2OH.
B. CH3CH2COOH và CH3CH2OH.
C. CH3COOH và CH3OH.
D. CH3CH2COOH và CH3OH.
Câu 22: Thủy phân không hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly.
C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala.
D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
Câu 23: Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và 2 este Y và Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hỗn hợp hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
A. 146. B. 144.
C. 118. D. 136.
Câu 24: Tơ nào sau đây thuộc tơ thiên nhiên ?
A. Tơ tằm.
B. Tơ nilon-6.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ nitron.
Câu 25: Cho 18 gam glucozơ tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 10,8.
C. 5,4. D. 32,4.
Câu 26: Amino axit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl (-COOH) ?
A. lysin. B. alanin.
C. axit glutamic. D. valin.
Câu 27: Este X mạch hở được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức. Trong phân tử X cacbon chiếm 48,648% về khối lượng. Este X có công thức phân tử là
A. C4H6O2. B. C3H8O2.
C. C4H8O2. D. C3H6O2.
Câu 28: Cho thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau:
Trong số các kim loại Al, Fe, Zn, Cu, Ag thì số kim loại có phản ứng trong dung dịch Fe(NO3)3 là
A. 5. B. 3.
C. 4. D. 2.
Câu 29: Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với este no, đơn chức, mạch hở ?
A. C4H6O2.
B. C2H4O2.
C. C5H8O2.
D. C3H6O.
Câu 30: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Cu. B. Hg.
C. W. D. Au.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | B | A | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | B | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | D | A | C | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | D | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | A | C | A | A |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | D | C | B | C |