Đề số 1 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 2 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 3 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 4 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 5 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 6 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 7 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 8 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 9 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 10 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/ Tập 2)
2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2)
3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2)
4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2)
5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2)
6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2)
7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2)
8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hai bệnh nhân trong bệnh viện
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!
Theo N.V.D
1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng? (0.5 điểm)
A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng.
B. Vì hai người không đi được.
C. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm.
D. Vì họ phải ở trong phòng để bác sĩ khám bệnh
2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? (0.5 điểm)
A. Cuộc sống tẻ nhạt, chỉ có một bức tường trống không.
B. Cuộc sống thật ồn ào, còi xe inh ỏi, con người hối hả ai lo chuyện người nấy.
C. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình, mến yêu
D. Cuộc sống tĩnh lặng không một tiếng động.
3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mặt lại và cảm thấy rất vui? (0.5 điểm)
A. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động.
B. Vì ông được nghe giọng nói ấm áp, dịu dàng của bạn mình.
C. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài qua lời kể của bạn mình.
D. Vì ông cảm thấy đang được động viên.
4. Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý? (0.5 điểm)
A. Giàu trí tưởng tượng, có khả năng là nhà văn
B. Rất yêu quý bạn của mình
C. Tự tin thể hiện khả năng của bản thân mình
D. Lạc quan, yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho những người xung quanh.
5. Các vế trong câu ghép “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời.” được nối theo cách nào? (0.5 điểm)
A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
B. Nối bằng một quan hệ từ.
C. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
D. Nối bằng một căp từ hô ứng.
6. Hai câu “Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với nhau bằng cách nào? (0.5 điểm)
A. Bằng cách lặp từ ngữ
B. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ)
C. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ đồng nghĩa)
D. Bằng từ ngữ nối
7. Xác định tác dụng của dấu phẩy trong câu sau: (1 điểm)
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.
8. Phân tích các thành phần trong câu và cho biết câu dưới đây là câu đơn hay câu ghép? (1 điểm)
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy.
9. Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp? (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Cô Chấm
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy.
Theo Đào Vũ
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một người bạn thân của em
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng.
2. (0.5 điểm) C. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình, mến yêu
3. (0.5 điểm) C. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài qua lời kể của bạn mình.
4. (0.5 điểm) D. Lạc quan, yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho những người xung quanh.
5. (0.5 điểm) B. Nối bằng một quan hệ từ.
Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi // vì ông ta qua đời.
6. (0.5 điểm) B. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ)
Từ “Hai người đàn ông lớn tuổi” được thay thế bằng đại từ “Họ” ở câu 2
7. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ của câu.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ / bất động.
Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ
8. (1 điểm)
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ / được ngồi dậy.
Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ
Câu trên là câu đơn vì trong câu chỉ có một cụm chủ - vị.
9. (1 điểm) Học sinh nêu được các ý sau:
- Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn.
- Lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, biết đem lại niềm vui cho những người xung quanh mình.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: (4 điểm)
A. Mở bài (0.75)
Giới thiệu về người bạn mà em muốn tả
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả hình dáng (1 điểm)
- Tả tính tình, hành động (1 điểm)
- Nói về sự gắn bó của em và bạn (kỉ niệm tình bạn) (0.5 điểm)
C. Kết bài: (0.75)
Tình cảm của đối với người bạn đó
* Về hình thức: (2 điểm)
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Em có rất nhiều người bạn nhưng người đã gắn bó với em từ tấm bé là Thủy. Cô bạn ở ngay cạnh nhà em, thân thiết với em ngay từ khi hai đứa còn học mẫu giáo với nhau.
Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên.
Thủy là một cô bé vô cùng hài hước, ở đâu có bạn ấy thì ở đó sẽ không bao giờ thiếu những tiếng cười. Người ta bảo vui vẻ không phải là một loại tính cách mà nó là một loại năng lực, năng lực khiến cho những người xung quanh mình được vui vẻ. Khi nghe câu này em đã nghĩ đến Thủy, cô bạn sở hữu năng lực vui vẻ cực mạnh. Những câu chuyện của Thủy luôn thu hút mọi người và kéo gần tất cả lại với nhau. Lúc kể chuyện, đôi tay thường khua lên khua xuống, cái đầu lí lắc khiến ai trong chúng em đều cảm thấy vui vẻ. Đừng tưởng Thủy nhỏ con mà coi thường, bạn ấy còn rất thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè. Đâu đâu cũng sẵn sàng sẵn tay giúp đỡ bạn bè mình. Còn nhớ hồi lớp 4 có một bạn trong lớp bị bắt nạt, Thủy không ngại đứng ra bênh vực và bảo vệ. Đồng thời Thủy cũng vô cùng khéo léo, mỗi bức tranh mà Thủy vẽ vào giờ Mĩ thuật luôn sống đống, có hồn và mang một vẻ đẹp riêng chẳng lẫn đi đâu được. Mùa đông vừa rồi, Thủy tặng cho em một chiếc khăn bạn ấy tự đan khiến em thật bất ngờ, hóa ra bạn ấy còn biết đan nữa.
Em và Thủy chơi với nhau từ hồi mẫu giáo, chuyện vui buồn gì chúng em cũng cùng nhau trải qua cả. Cả tuổi thơ của em đều tràn ngập hình dáng Thủy in hằn vào từng kỉ niệm. Có một lần sinh nhật, vì Thủy đi xa về không kịp mua quà tặng đúng ngày cho em, vào hôm sinh nhật bạn đã nói “Cậu ước điều gì? Tớ sẽ giúp cậu thực hiện”. Lúc đó em nói bừa rằng “Cậu cõng tớ ra hồ bơi đi” Không ngờ Thủy với vóc dáng nhỏ con khi ấy lại nhất quyết đòi cõng em ra hồ thật. Đó thật sự là món quà mà cả đời này em cũng không thể nào quên được.
Người ta bảo những người bạn ở bên nhau từ thuở còn nhỏ sẽ ở bên nhau mãi mãi em tin rằng tình bạn của em với Thủy cũng sẽ như vậy.Chúng em sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và trở thành những người có ích cho xã hội.
Bài tập cuối tuần 12
Unit 7. How do you learn English?
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 1
Đề thi học kì 2
Chuyên đề 5. Phân số