Đề số 1 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 2 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 3 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 4 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 5 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 6 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 7 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 8 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 9 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 10 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)
8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)
9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mừng sinh nhật bà
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung
1. Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu? (0.5 điểm)
A. 7 bữa tiệc
B. 6 bữa tiệc
C. 5 bữa tiệc
D. 4 bữa tiệc
2. Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà? (0.5 điểm)
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
3. Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà? (0.5 điểm)
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiếp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
4. Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui? (0.5 điểm)
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
5. Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm? (0.5 điểm)
A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.
6. “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.”
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép? (0.5 điểm)
7. Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì? (1 điểm)
8. Đoạn văn 1 trong bài văn sử dụng phép liên kết gì? (1 điểm)
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và trạng ngữ trong câu sau? (1 điểm)
Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Nghĩa thầy trò
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một loài hoa mà em thích
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) A. 7 bữa tiệc
2. (0.5 điểm) D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
3. (0.5 điểm) B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
4. (0.5 điểm) D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
5. (0.5 điểm) C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
6. (0.5 điểm)
Ngày sinh nhật hằng năm của bà, tuy con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài món quà nhỏ rồi lại vội đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều đó.
7. (1 điểm)
Qua bài văn trên, em hiểu thêm được rằng chúng ta cần biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc các thành viên trong gia đình.
8. (1 điểm)
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn 1 là: Phép lặp: chúng tôi, bà
9. (1 điểm)
Năm nay, chị em tôi / lớn cả, chúng tôi / họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.
TrN C1 V1 C2 V2
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về loài hoa mà em yêu thích
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát cây hoa đó (0.5 điểm)
- Tả chi tiết các bộ phận của cây hoa (1.5 điểm)
- Công dụng của cây hoa (0.5 điểm)
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với cây hoa
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Hoa hồng vốn là một loài hoa mà em vô cùng yêu thích. Sắc đỏ đầy mê hoặc cùng với ý nghĩa của nó khiến em vô cùng yêu thích nó. Từ ngày mẹ trồng thêm mấy khóm hoa hồng trong vườn, hằng ngày được chăm sóc, ngắm nhìn chúng em lại càng thêm yêu thích loài hoa này hơn nữa.
Cây hoa hồng là biểu trưng của tình yêu lâu bền, mãnh liệt và say đắm. Chúng được trồng thành bụi. Những cành hồng thường đem tới cho người ta cảm giác mỏng manh, yếu ớt thế nhưng ít ai biết rằng chúng sống tụ lại bên nhau thành khóm bởi chỉ có như vậy loài hoa này mới có thể luôn vững chãi và chống chọi được với mưa và gió bão. Trong khu vườn nhỏ bé của nhà em có rất nhiều loài hoa như cúc, huệ, thược dược,… nhưng loài hoa mà em yêu thích nhất thì vẫn chỉ có hoa hồng.
Nhìn tổng quát cây hoa hồng gồm có có hai bộ phận chính là thân cây và hoa. Thân cây cao chừng một mét. Thân cây thẳng, có màu xanh đậm, rễ cây cắm sâu dưới lòng đất để có thể giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng. Trên cây có rất nhiều cành nhỏ đâm gia, trên cành có những cái gai nhọn hoắt. Mỗi một cái gai giống như một chiến binh sẵn sàng hi sinh thân mình bảo vệ cho từng cánh hoa hồng mỏng manh xinh đẹp. Tiếp đến là lá của cây, những chiếc lá nhỏ có hình trái tim, viền lá có hình răng cưa. Những chiếc lá còn non thì có màu xanh lục, lá già lại mang sắc xanh đậm. Nhưng quyến rũ và mê hoặc người ta nhất vẫn là hoa của cây hoa hồng. Nụ hoa hồng chúm chím, e ấp khép mình cho tới khi trên đầu cánh hoa xuất hiện những viền đỏ người ta mới biết chúng chuẩn bị xòe cánh, khoe sắc thắm trong nắng mai. Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, màu đỏ tươi lúc này đã đạt đến độ khiến người ta phải say đắm ngắm nhìn. Giữa nhị hoa có màu vàng, hoa nở đỏ rực rỡ khoe mình trước tạo hóa thiên nhiên có lẽ là thời khắc khiến không ít người phải xao xuyến đắm chìm. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng và dịu nhẹ khiến người ta có cảm giác vô cùng nhẹ nhõm, dễ chịu.
Kể từ khi mấy khóm hoa hồng trong vườn nhà em nở rộ chúng bỗng trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều ong bướm và cả lũ trẻ như chúng em cũng thích lại gần ngắm nhìn. Có lẽ loài hoa ấy thu hút con người và cả ong bướm không chỉ bởi vẻ đẹp của chúng mà còn bởi mùi hương khiến nhiều người phải đắm chìm.
Em rất thích cây hoa hồng trong vườn. Hằng ngày em đều cũng mẹ chăm sóc cẩn thận cho chúng. Bởi nghe nói yêu thương là đứng từ phía xa ngắm nhìn và chăm sóc.
PHẦN 1: HỌC KÌ 1
TẢI 30 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TOÁN 5
Unit 1: What's Your Address?
Review 1
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên