Đề bài
Câu 1: (3 điểm) Vận dụng cao
Đọc đoạn trích sau:
Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu … Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được … Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa … Hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất …
(Luôn mỉm cười với cuộc sống – Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ.2011)
Từ đoạn trích trên, em hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Đừng bao giờ đánh mất hy vọng!
Câu 2: (7 điểm) Vận dụng cao
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.
(Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD, 2016)
Bằng những hiểu biết về bài thơ Nói với con – Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: Đừng bao giờ đánh mất hy vọng!
2. Giải thích vấn đề
- Hy vọng là gì? Hi vọng là niềm lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt tốt sẽ đến với mỗi chúng ta.
=> Sống trong niềm tin, hi vọng là một điều cần thiết đối với mỗi người để vượt qua mọi khó khăn.
3. Bàn luận vấn đề
- Biểu hiện của những người luôn hy vọng: đó là những người luôn sống lạc quan, tin tưởng vào bản thân và tương lai tốt đẹp đang ở phía trước chờ đợi họ.
- Vì sao chúng ta phải sống có hi vọng và niềm tin?
+ Trong cuộc sống mỗi chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã, nếu sống không có niềm tin bạn sẽ không thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ trở thành kẻ thua cuộc.
+ Đánh mất sức mạnh hi vọng, niềm tin chúng ta sẽ đánh mất cả tương lai của bản thân.
- Ý nghĩa của sự hy vọng.
+ Đem lại niềm tin cho con người, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Hi vọng giúp con người sẵn sàng khám phá những điều mới mẻ, giúp ta đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được.
+ Hi vọng còn là nguồn động lực, là ánh sáng giúp chúng ta tìm được lối ra trong những lúc bế tắc nhất của cuộc sống.
+ Những người luôn lạc quan, hi vọng còn được sống một cuộc sống hạnh phúc, họ truyền cảm hứng sống đến những người xung quanh.
- Dẫn chứng
+ Nick Vujicic dù bị cụt cả chân và tay, nhưng với niềm tin, hi vọng anh đã vượt qua mọi trở ngại, trở thành diễn giả nổi tiếng thế giới, truyền cảm hứng đến biết bao người.
+ Sylvester Stallone: Do chấn thương lúc mới sinh, Sylvester liệt một phần mặt và lưỡi, miệng bị lệch. Những dị tật đó khiến ông thường nói lắp, nhưng không thể ngăn cản ông trở thành diễn viên, biên kịch, đạo diễn kiêm nhà sản xuất nổi tiếng.
- Con người không còn hy vọng nữa sẽ thế nào?
+ Khi sống không còn niềm tin, hi vọng gặp khó khăn sẽ dễ chán nản, bỏ cuộc.
+ Không có sức đề kháng khi đương đầu với khó khăn
+ Sẽ trở thành kẻ thất bại.
4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Hy vọng không đồng nghĩa với việc bạn chỉ ngồi đợi kết quả mà không có bất cứ hành động nào. Hy vọng phải gắn liền với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, luôn hành động không nản chí, bỏ cuộc, chỉ khi ấy bạn mới có thể thấy ánh sáng nơi cuối con đường.
- Liên hệ bản thân
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giải thích nhận định
- Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.
- Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng: Tác phẩm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm với những yêu ghét, buồn vui.
=> Nhận định nêu lên giá trị, chức năng của tác phẩm văn học.
2. Chứng minh nhận định qua tác phẩm “Nói với con”
2.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Nói với con”:
- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.
2.2 Chứng minh nhận định qua tác phẩm “Nói với con”:
2.2.1: Tác phẩm là kết tinh tư tưởng của người sáng tác.
a. Người cha nói với con về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con:
- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình: Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.
- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
…Con đường cho những tấm lòng”
Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.
- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
+ “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”: vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.
+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.
b. Những phẩm chất cao quý của người đồng mình và lời khuyên của cha:
- Người đồng mình bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường.
- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
+ Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.
+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.
=> Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:
+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.
+ Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.
+ So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.
+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.
=> Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:
+ H/s “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.
+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.
2. 2.2: Tác phẩm văn học là sợi dây truyền sự sống mà tác giả mang trong lòng.
Từ bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương đã truyền vào trái tim người đọc:
- Luôn yêu quý, tự hào về quê hương.
- Ý thức cống hiến, xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Trong cuộc sống phải giữ được bản lĩnh vững vàng, tự tin vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
- Ý thức bảo tồn những vốn văn hóa đẹp đẽ, truyền thống lâu đời của dân tộc.
3. Tổng kết vấn đề
Nguồn: Sưu tầm
Bài 10
Unit 3: A Trip To The Countryside - Một chuyến về quê
Bài 28
Tổng hợp từ vựng lớp 9 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 9 thí điểm
Bài 15. Thương mại và du lịch