Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề bài
Đáp án
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề bài
Đáp án

Đề bài

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

B. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

C. Hầu hết hạt nhân các nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 2: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \({}_{12}^{24}Mg,{}_{12}^{25}Mg,{}_{12}^{26}Mg\). Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị.

B. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.

D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.

Câu 3: Trong tự nhiên nitơ có hai đồng vị là 14N (99,63%) và 15N (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

A. 14,7            B. 14,4            C. 14,0            D. 13,7

Câu 4: Một nguyên tử có cấu hình 1s22s22p3. Chọn phát biểu sai:

A. Nguyên tử đó có 7 electron.

B. Nguyên tử đó có 7 nơtron.

C. Không xác định được số nơtron.

D. Nguyên tử đó có 7 proton.

Câu 5: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là:

A. 3+

B. 2-

C. 1+

D. 1-

Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Câu 7: Cho cấu hình electron của Ca là (Ar)4s2. Ca thuộc nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s. 

B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d.  

D. Nguyên tố f.

Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối A của nguyên tử X là

A. 52                           B. 48                           C. 56                           D. 54

Câu 9: Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định đúng là

A. Bán kính nguyên tử giảm dần

B. Độ âm điện tăng dần

C. Bán kính nguyên tử tăng dần

D. Tính kim loại giảm dần.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D. Trong bảng tuần hoàn, hầu hết các nguyên tố hóa học là kim loại.

Câu 11: Số thứ tự ô nguyên tố không cho biết

A. số electron ở lớp vỏ.

B. số proton trong hạt nhân.

C. số nơtron trong hạt nhân.

D. số hiệu nguyên tử.

Câu 12: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 77, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cho các phát biểu sau:

(a)   Nguyên tử X có số khối là 53

(b)   Nguyên tử X có 7electron s

(c)   Lớp M của nguyên tử X có 13 electron

(d)   X là nguyên tố s

(e)   X là nguyên tố kim loại

(f)    X có 4 lớp electron

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5                             B. 6                            C. 3                             D.4

Câu 13:  Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. Cả 3 chu kì 1, 2, 3

Câu 14: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q làn lượt là 6, 7, 20, 19

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì

B. A, M thuộc chu kì 3

C. M, Q thuộc chu kì 4

D. Q thuộc chu kì 3

Câu 15: Cho các nguyên tử 11Na, 19K, 12Mg. Thứ tự tăng dần bán kính của các nguyên tử trên là:

A. Na < Mg < K

B. K < Mg < Na

C. Mg < Na < K

D. K < Na < Mg

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, notron) cấu tạo nên nó là 34. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

1. Xác định số hạt (electron, proton, notron) có trong X và viết kí hiệu nguyên tử của X.

2. Viết cấu hình electron nguyên tử của X.

3. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn.

Câu 2 (2 điểm)Cho 8,15 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hoàn toàn với nước dư. Sau phản ứng thu được 2,8 lít H2 (đktc).

a) Xác định hai kim loại X, Y

b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

-------- Hết --------

Đáp án

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

A

B

C

C

C

D

B

C

C

C

C

A

D

C

B

Lời giải chi tiết

Câu 1:

A sai vì nguyên tử có cấu tạo rỗng

-> Đáp án A

Câu 2:

B sai vì số hạt electron của các nguyên tử đều là 12

-> Đáp án B

Câu 3:

Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình

\({\overline A _N} = \frac{{14.99,63 + 15.0,37}}{{100}} = 14,0\)

=> Đáp án C

Câu 4:

Đáp án C

Câu 5:

Ta thấy số proton nhiều hơn số electron là 1

-> Ion này có điện tích là 1+

-> Đáp án C

Câu 6:

Đáp án D

Câu 7:

Electron cuối cùng của Ca điền vào phân lớp p => nguyên tố p

-> Đáp án B

Câu 8:

a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của R

Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 82

→ P + N + E = 82                  (1)

số nơtron nhiều hơn số proton là 1

→ P + E – N = 22                  (2)

Mà  P = E                               (3)

Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 26 và N = 30

-> Số khối A = N + P = 30 + 26 = 56

-> Đáp án C

Câu 9 :

Trong một nhóm của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống bán kính nguyên tử kim loại tăng dần vì số lớp electron tăng dần

B sai vì độ âm điện giảm dần

D sai vì tính kim loại tăng dần

-> Đáp án C

Câu 10 :

C sai vì trong một chu kì bán kính giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

-> bán kính kim loại lớn hơn bán kính phi kim

-> Đáp án C

Câu 11 :

Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân = số electron trong lớp vỏ.

-> Đáp án C

Câu 12:

a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của R

Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 77

→ P + N + E = 77                  (1)

số nơtron nhiều hơn số proton là 1

→ P + E – N = 19                  (2)

Mà  P = E                               (3)

Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 24 và N = 29

(a)   A = Z + N = 24 + 29 = 53 => Đúng

(b)    X: 1s22s22p63s23p63d54s1 có 2+2 +2 + 1 = 7 electron s => Đúng

(c)   Lớp M (lớp 3) có 2 + 6 + 5 = 13e => Đúng

(d)   Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d nên X là nguyên tố d =>d Sai

(e)   X là nguyên tố d -> X ở nhóm B -> X là kim loại -> đúng

(f)    Đúng

-> Đáp án A

Câu 13 :

Đáp án D

Câu 14 :

Cấu hình electron :

X (Z = 6) : 1s22s22p2

A (Z = 7) : 1s22s22p3

M (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

Q (Z=19) : 1s22s22p63s23p64s1

Từ cấu hình electron

-> A sai vì X, A thuộc chu kì 2 và M, Q thuộc chu kì 4

-> Đáp án C

Câu 15:

Xét 2 nguyên tố 11Na, 12Mg thuộc cùng một chu kì 3

-> Bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

-> \({r_{Na}} > {r_{Mg}}\)   (1)

Xét 2 nguyên tố 19K, 11Na thuộc cùng nhóm IA 

-> Bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

-> \({r_K} > {r_{Na}}\)         (2)

Từ (1) và (2) => \({r_K} > {r_{Na}} > {r_{Mg}}\)

-> Đáp án B

II. Tự luận

Câu 1:

a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của R

Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 34

→ P + N + E = 34                  (1)

số nơtron nhiều hơn số proton là 1

→ P + E – N = 10                  (2)

Mà  P = E                               (3)

Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 11 và N = 12

-> Số khối A = N + P = 11 + 12 = 23

Kí hiệu nguyên tử của X : \({}_{11}^{23}X\)

b) Cấu hình electron của X : 1s22s22p63s1

c) X có 3 lớp electron -> Chu kì 3

X có 1 electron hóa trị -> X thuộc nhóm I

Electron cuối cùng điền vào phân lớp s -> nguyên tố nhóm A

-> vị trí : ô 11, chu kì 3, nhóm IA

Câu 2 :

2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA

-> Gọi kí hiệu chung của 2 nguyên tố là A

PTHH
2A + 2H2O → 2AOH + H2

\({n_{{H_2}}} = \frac{{2,8}}{{22,4}} = 0,125\)(mol)

-> \({n_A} = 2{n_{{H_2}}} = 0,125.2 = 0,25\)(mol)

=> \(\begin{array}{l}\frac{{8,15}}{{{M_A}}} = 0,25\\ =  > {M_A} = 32,6\end{array}\)

X <  32,6 < Y

Vậy 2 kim loại thuộc nhóm IA  ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn thỏa mãn là Na va K

b) Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K

Theo đề bài ta có:

x + y = 0,25

23x + 39y = 8,15

Giải hệ phương trình ta được x = 0,1; y = 0,15 mol

=> mNa = 0,1.23 = 2,3 gam

\( =  > \% {m_{Na}} = \frac{{2,3}}{{8,15}}.100\%  = 28,22\% \)

=> %mK = 100% - 28,22% = 71, 78%

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved