Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Cho ba nguyên tố M, N và P có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13, 15. Dựa vào đặc điểm cấu hình electron trong nguyên tử, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Có 2 nguyên tố phi kim.
B. Có 1 nguyên tố thuộc họ p.
C. Có 2 nguyên tố kim loại.
D. Có 2 nguyên tố thuộc họ s.
Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron và nơtron. B. proton và nơton.
C. electron. D. proton và electron
Câu 3: Theo sự biến đổi tuần hoàn về tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thì phi kim mạnh nhất
là
A. oxi. B. flo.
C. nitơ. D. clo.
Câu 4: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron lớp ngoài của X :
A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p63s23p1
C. 1s22s22p5 D. 1s22s22p63s23p5
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 3 B. 15 C. 14 D. 13
Câu 6: Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3p3. Số electron lớp ngoài cùng của M là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số eletron ở phân lớp p bằng 7. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
C. Ô 12, chu kì 3, nhóm IIA D. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA
Câu 8: Tính chất/đặc điểm nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì?
A. Độ âm điện.
B. Tính kim loại.
C. Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi.
D. Tính phi kim
Câu 9:
Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quanh hạt nhân và
A. theo những quỹ đạo xác định.
B. theo quỹ đạo tròn.
C. theo quỹ đạo bầu dục.
D. không theo những quỹ đạo xác định
Câu 10: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Độ âm điện.
B. Số electron lớp ngoài cùng.
C. Số lớp elecCtron.
D. Tính kim loại, tính phi kim.
Câu 11: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử
A. có cùng số nơtron .
B. có cùng số proton và số nơtron.
C. có cùng số khối A.
D. có cùng số proton.
Câu 12: Nguyên tử \({}_{13}^{27}Al\)có
A. 13p, 13e, 14n B. 13p, 14e, 14n
C. 13p, 14e, 13n D. 14p, 14e, 13n
Câu 13: Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng
A. số lớp electron.
B. số electron hóa trị.
C. số proton.
D. số điện tích hạt nhân.
Câu 14: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại:
A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p1
Câu 15: Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị: 40Ar (99.6%); 38Ar(0,063%); 36Ar (0,337%). Nguyên tử khối trung bình của Ar là:
A. 38,89 B. 39,89 C. 39,99 D. 38,52
II. Tự luận:
Câu 1: Trong tự nhiên, nguyên tố Copper có 2 đồng vị là \({}_{29}^{63}Cu\)và \({}_{29}^{65}Cu\), trong đó đồng vị \({}_{29}^{65}Cu\)chiếm 27% về số nguyên tử. Tính phần trăm khối lượng của \({}_{29}^{63}Cu\)trong Cu2O.
Câu 2:
Cho nguyên tố R (Z = 20)
a) Viết cấu hình electron nguyên tử R
b) Xác định vị trí của R trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
c) Tính chất hóa học đặc trưng của R
d) Đốt cháy hoàn toàn 8 gam R trong không khí, thu được 11,2 gam chất rắn. Xác định tên nguyên tố R?
Câu 3: Hai nguyên tố X và Y có tổng số hạt p, n, e, là 64 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số htaj không mang điện là 20. Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 10. Tìm số hiệu nguyên tử của X, Y.
-------- Hết --------
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | D | D | B | B | D | A | B | B | C | D | A | A | D | C |
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Cấu hình electron:
M (Z=11): 1s22s22p63s1 => nguyên tố s, kim loại
N (Z=13): 1s22s22p63s23p1 => nguyên tố p, kim loại
P (Z=15): 1s22s22p63s23p5 => nguyên tố p, phi kim
=> Đáp án C
Câu 2:
Trong nguyên tử, hạt mang diện là electron và neutron
=> Đáp án D
Câu 3:
Phi kim mạnh nhất là Fuorine vì F đứng đầu nhóm VIIA và cuối chu kì 2
=> Đáp án D
Câu 4:
X ở chu kì 3 => có 3 lớp electron
Nhóm IIIA => có 3 electron hóa trị và thuộc nguyên tố p
=> Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1
=> Đáp án B
Câu 5:
X có 3 lớp lectron -> có 3 lóp e
X có 5 lớp ngoài cùng
=> Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p3
=> Số e = Z=15
=> Đáp án B
Câu 6:
Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3p3
=> Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p3
=> Số lectron lớp ngoài cùng là: 5
-> Đáp án D
Câu 7:
X có tổng số eletron ở phân lớp p bằng 7
=> Cấu hình eectron của X là: 1s22s22p63s23p1
=> Vị trí của X: ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA
-> Đáp án A
Câu 8:
Trong mỗi chu kì., từ trái sang phải tính kim loại giảm dần
=> Đáp án B
Câu 9:
Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian zung quanh hạt nhân và theo quỹ đạo tròn
=> Đáp án B
Câu 10:
Số lớp electron không biến đổi tuần hoàn
=> Đáp án C
Câu 11:
Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử có cùng số proton
=> Đáp án D
Câu 12:
Nguyên tử \({}_{13}^{27}Al\)có
- Z = P = 13
- N = A – P = 27 – 13 = 14
=> Đáp án A
Câu 13:
Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron
-> Đáp án A
Câu 14:
Nguyên tố kim loại là nguyên tố có 1, 2, 3 electron
A có 8 electron ngoài cunggg
B có 7 electron ngoài cùng
C có 5 electron ngoài cùng
D có 3 electron ngoài cùng
=> Đáp án D
Câu 15:
Áp dung CT tính nguyên tử khối trung bình
\(\overline {A{}_{{\rm{Ar}}}} = \frac{{40.99,6 + 38.0,063 + 36.0,337}}{{100}} = 39,99\)
=> Đáp án C
II. Tự luận
Câu 1:
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình:
\(\overline {A{}_{Cu}} = \frac{{65.27 + 63.73}}{{100}} = 63,54\)
Gọi số mol của Cu2O là 1mol -> nCu = 1.2 = 2 mol
-> \({n_{{}^{63}Cu}} = \frac{{2.73}}{{100}} = 1,46\)mol
-> \(\% {m_{{}^{63}Cu}} = \frac{{{m_{{}^{63}Cu}}}}{{{m_{C{u_2}O}}}}.100\% = \frac{{63.1,46}}{{63,54 + 16}}.100\% = 64,29\% \)
Câu 2:
a) R (Z = 20) -> Cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s2
b) R có 4 lớp electron -> chu kì 4
R có electron hóa trị = electron ngoài cùng = 2 -> nhóm II
Electron cuối cùng điền vào phân lớp s -> nguyên tố A
=> Vị trí của R: chu kì 4, nhóm IIA
c) R có 2 electron ngoài cùng -> nguyên tố kim loại
-> Tính chất hóa học đặc trưng là tính kim loại
d) PTHH:
Theo PTHH nR = nRO
=> \(\begin{array}{l}\frac{8}{{{M_R}}} = \frac{{11,2}}{{{M_R} + 16}}\\ = > {M_R} = 40\end{array}\)
=> Nguyên tố Calcium (Ca)
Câu 3:
Gọi Z1, N1 là số hiệu nguyên tử và số neutron của X
Z2, N2 là số hiệu nguyên tử và số neutron của Y
Theo đề bài: Tổng số hạt p, n, e của X và Y là 64
=> 2Z1 + 2Z2 + N1 + N2 = 64 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20
=> 2Z1 + 2Z2 – (N1 + N2) = 20 (2)
Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 10
=> 2Z1 - 2Z2 = 10 (3)
Từ (1), (2), (3) giải hệ phương trình => Z1 = 13, Z2 = 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
Phần 1. Giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Unit 10: New Ways to Learn
Chương 1: Sử dụng bản đồ
Phần 1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10