Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
HẬU NGHỆ BẮN CHÍN MẶT TRỜI
(Thần thoại Trung Quốc)
Ngày xưa, dưới tay vua trời phương Đông là Đế Tuấn có rất nhiều thiên thần, thiên tướng, trong số đó có Hậu Nghệ. Nghệ có bản lĩnh giỏi nhất là bắng cung. Một hôm, Đế Tuấn sai người tìm Nghệ tới thưởng cho cung thần, tên thần và bảo: “Giờ ta phái ngươi xuống dưới kia, một là diệt trừ các loài rắn đọc, thú dữ gây nguy hại cho sinh mạng và tài sản con người, hai là tiện thể răn đe mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự hộ ta”
“Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn, là mười vầng thái dương. Vốn cha mẹ chúng quy định hằng ngày chỉ được một đứa xuất hiện trên bầu trời, đứa này về rồi đứa khác mới được ra. Nhưng vì quá nghịch ngợm nên chúng đã làm sai quy định, cả mười anh em cùng xuất hiện trên bầu trời, nô đùa nhảy nhót. Như thế chúng thì vui sướng nhưng trên mặt đất con ngợm nên chúng đã làm sai quy định, cả mười anh em cùng xuất hiện trên bầu người với hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán? Thời đó, vua Nghiêu đang trị vì nên dẫn đến kiện với vua Nghiêu. Nghiêu phản ánh lại cho Đế Tuấn biết nên Đế Tuấn mới cho tìm Nghệ đến truyền đạt ý chỉ của mình.
Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu. Vua Nghiêu đang lo buồn vì nóng nực, nghe tin Nghệ là thiên thần xuống giúp mình trừ hại thì đổi thành vui, lập tức cùng Nghệ và Hằng Nga đi xem tình hình tai hoạ ra sao thì thấy cảnh con người bị mười Mặt Trời thiêu đốt ngắc ngoải, thở hồng hộc như sắp chết đến nơi, thần hình chỉ trợ da bọc xương khi người dân vừa nghe nói có thần Hậu Nghệ xuống trần gian vì dân trừ hại, thì bỗng ai ai cũng khôi phục lại được tinh lực, cất tiếng hoan hô. Người dân ai nấy cũng nghiến răng căm hận mười Mặt Trời, nhưng họ toàn là con của Thiên Đế, Nghệ làm gì được họ? Nghệ nhớ lại lời Thiên Đế dặn dò: “doạ cho chúng sợ”. Vì thế, Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía. Nghệ cho rằng mình làm vậy sẽ khiến cho lũ trẻ con hay đùa kia phải cẩn thận lại ngay. Ngờ đâu các vị thiếu gia quen thói bừa bãi kia biết ngay là Nghệ giỏi lắm cũng chỉ dám doạ mình mà thôi, nên chúng đâu có sợ chút gì, vẫn cứ giữ nguyên trò lăn lộn, cười ha hả không ngừng. Điều đó làm Nghệ nổi nóng, Nghệ nghĩ thế này thì thật quá đáng. Dù là con Thiên Đế đi nữa cũng không được phép to gan làm bậy, nhân dân chịu khổ còn chúng lại sướng vui, thử hỏi còn đạo lí nào nữa?
Nhưng làm thế nào đây lại là chuyện lớn, Nghệ hạ cung xuống, đi vòng vòng mấy lượt trên quảng trường ngẫm nghĩ và cuối cùng đã hạ quyết tâm phải trừ tên thần lên, cánh giương đầy vành trăng nhằm thẳng vào một vầng thái dương bằng được. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường trung tâm, lại giơ cung thần, ở giữa bầu không, “vèo” một tiếng, một mũi tên bay đi. Chẳng bao lâu, thấy giữa trời một quả cầu lửa cháy bùng, lửa vọt ra loạn xạ, rơi xuống không biết bao nhiêu là lông chim sắc vàng, tiếp đó, một cục gì đỏ rực “rầm rầm” rơi bịch trên mặt đất. Mọi người chạy cả lại xem, hoá ra đó là một con quạ ba chân cực lớn. Mọi người sợ hãi nhìn cả lên bầu trời thì phát hiện ra chỉ còn có chín Mặt Trời. Con quạ vừa bị bắn rơi té ra chính là một Mặt Trời.
Trên trời cao đã bớt đi một Mặt Trời. Mọi người thấy độ nóng nực giảm xuống không ít, đỡ biết bao, vì vậy cùng xúm lại quanh Nghệ lớn tiếng hoan hô. Nghệ
hiểu là mình đã gây nên hoạ lớn, giờ có muốn thu về cũng chẳng được, hơn nữa, tính cách thẳng thắn khiến ông đã làm gì là không dừng lại nữa. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhắm trúng các vầng thái dương trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra. Mỗi lần bắn một mũi tên xong thì trên trời cao lại hụt đi một Mặt Trời và dưới đất lại thêm một con quạ vàng ba chân. Tiếng hoan hô của mọi người trận sau lại át cả trận trước và Nghệ đã được không khí cuồng nhiệt đó cổ vũ, hào hứng đến cực điểm để quên đi tất cả.
Vua Nghiêu lúc đó đang đứng trên đàn đất ngó xem. Ông chợt nghĩ ra Mặt Trời đối với người ta cũng có cống hiến cực kì to lớn, không nên bắn rụng tất cả, nên vội vàng sai người đến túi tên của Nghệ rút bớt đi một mũi tên. Nghệ cũng không phát hiện ra. Khi mũi tên cuối cùng đã bắn vụt đi, Nghệ nghĩ chắc là chẳng còn lại vầng thái dương nào nữa, nên ngừng bắn. Nhờ thế, trên trời cao vẫn còn lại một Mặt Trời. Ôi, chú bé Mặt Trời đáng thương, thấy các anh, các em mình lần lượt từng người bị bắn rụng thì vô cùng sợ hãi.
Mặt Trời trên cao đã bớt đi chín vầng, chỉ chốc lát mặt đất đã lạnh hẳn đi và ho đến tận giờ, may mà còn lại một vầng thái dương treo tít tận trời cao.
(Kho tàng truyện thần quái Trung Quốc, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1998).
Câu 1: Dòng nào nói đúng đề tài của văn bản trên?
A. Sự hình thành trời đất, vũ trụ.
B. Công cuộc chiến đấu giữa các vị thần và thế giới tự nhiên.
C. Cuộc chinh phục và chế ngự tự nhiên.
D. Sự hình thành vạn vật, con người.
Câu 2: Trình tự các sự việc trong văn bản trên được sắp xếp như thế nào?
A. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt
Trời - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.
B. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt
Trời Vua Nghiêu giấu đi một Mặt Trời.
C. Dân kiện vua Nghiêu vì nhiều mặt trời, trần gian nóng nực - Vua trời Đế
Tuấn sai Hậu Nghệ bắn - Từ đó, trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.
D. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - vua Nghiêu cùng muôn dân
trần gian cổ vũ - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Vua Nghiêu giấu đi một mũi tên - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.
Câu 3: Đoạn “Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn... hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán?” là lời của ai? Thể hiện ý nghĩa gì?
A. Lời người kể chuyện. Thể hiện sự mong muốn chế ngự tự nhiên.
B. Lời vua Đế Tuấn. Thể hiện sự bất bình và muốn trừng trị các con Mặt trời.
C. Lời người cổ sơ. Thể hiện sự bất bình trước hành động hủy hoại tự nhiên.
D. Lời Hậu Nghệ. Thể hiện thái độ lo lắng và muốn diệt trừ các con Mặt Trời.
Câu 4: Vì sao Đế Tuấn lại cử Hậu Nghệ xuống giúp vua Nghiêu và con người dưới trần gian? Điều đó thể hiện mong muốn gì của người xưa?
A. Là một vị thần trên trời. Thể hiện mong muốn chế ngự sức mạnh của tự nhiên.
B. Là một vị thần có tài năng. Thể hiện sự phối hợp giữa bầu trời và mặt đất.
C. Là một vị thần có tài.Thể hiện mong muốn nhận sự trợ giúp của thần linh.
D. Là vị thần có tài. Thể hiện mong muốn cuộc sống trời đất và trần gian hài hòa.
Câu 5: Hành động nào của Hậu Nghệ dưới đây thể hiện rõ chức năng của nhân
vật thần thoại?
A. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhằm trúng các vầng thái dương
trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra.
B. Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu.
C. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường, lại giơ cung thần một mũi tên bay đi.
D. Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía,
Câu 6: Tác dụng của những chi tiết kì ảo trong câu chuyện trên:
A. Cảm hứng về cái cao cả, suy tôn sức mạnh thần linh, vũ trụ kì bí.
B. Cảm hứng về cái phi thường, cao thượng, chế ngự tự nhiên, xã hội.
C. Cảm hứng anh hùng, khao khát cái cao cả ngợi ca người anh hùng.
D. Cảm hứng anh hùng, ngợi ca người anh hùng.
Câu 7: Yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sự độc đáo trong các phản ánh tự nhiên, con người trong văn bản trên?
A. Xuất hiện lời nhân vật, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
B. Xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
C. Các yếu tố kì ảo đều có mối liên hệ với các yếu tố thực.
D. Chi tiết thực đan cài chi tiết kì ảo cùng với cách lý giải tự nhiên, hợp lí.
Câu 8: Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản thần thoại trên có gì độc đáo? Nêu rõ tác dụng của nó
A. Lời nhân vật nhiều hơn lời người kể chuyện. Tập trung khắc họa nhân vật.
B. Được thể hiện đa dạng, đan xen. Thể hiện rõ nét tính cách nhân vật trung tâm
C. Hòa trộn, đan xen tự nhiên. Thể hiện mong muốn, nguyện vọng của thần linh, con người có sự tương thông, tương hợp
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 9: Mối quan hệ giữa vua Đế Tuấn – Hậu Nghệ - Vua Nghêu thể hiện mong muốn, khát vọng nào của người xưa? Nhận xét cảm hứng chủ đạo khi xây dựng nhân vật Hậu Nghệ (1đ)
Câu 10: Những nhận thức và khát vọng nào của con người trong văn bản trên còn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện đại ngày nay? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản (trả lời từ 6-8 dòng) (1đ)
II. VIẾT (4đ)
Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b:
Hình ảnh: Internet
a. Xác định bức ảnh gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (8- 10 dòng) (1đ)
b. Từ những thành tựu của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hãy trình bày suy nghĩ của bạn về khát vọng chinh phục vũ trụ của con người (dài từ 1,5 – 2 trang) (3đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1(0.5đ) | Câu 2 (0.5đ) | Câu 3(0.5đ) | Câu 4(0.5đ) | Câu 5(0.5đ) | Câu 6(0.5đ) | Câu 7(0.5đ) | Câu 8 (0.5đ) |
C | D | A | C | A | A | C | D |
Câu 1: Dòng nào nói đúng đề tài của văn bản trên? A. Sự hình thành trời đất, vũ trụ. B. Công cuộc chiến đấu giữa các vị thần và thế giới tự nhiên. C. Cuộc chinh phục và chế ngự tự nhiên. D. Sự hình thành vạn vật, con người. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản (nhan đề, nội dung văn bản)
Lời giải chi tiết:
Đề tài của văn bản: Cuộc chinh phục và chế ngự tự nhiên
→ Đáp án C
Câu 2: Trình tự các sự việc trong văn bản trên được sắp xếp như thế nào? A. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất. B. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời Vua Nghiêu giấu đi một Mặt Trời. C. Dân kiện vua Nghiêu vì nhiều mặt trời, trần gian nóng nực - Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn - Từ đó, trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất. D. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - vua Nghiêu cùng muôn dân trần gian cổ vũ - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Vua Nghiêu giấu đi một mũi tên - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và sắp xếp lại các sự kiện
Lời giải chi tiết:
Các sự kiện: Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - vua Nghiêu cùng muôn dân trần gian cổ vũ - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Vua Nghiêu giấu đi một mũi tên - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất
→ Đáp án D
Câu 3: Đoạn “Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn... hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán?” là lời của ai? Thể hiện ý nghĩa gì? A. Lời người kể chuyện. Thể hiện sự mong muốn chế ngự tự nhiên. B. Lời vua Đế Tuấn. Thể hiện sự bất bình và muốn trừng trị các con Mặt trời. C. Lời người cổ sơ. Thể hiện sự bất bình trước hành động hủy hoại tự nhiên. D. Lời Hậu Nghệ. Thể hiện thái độ lo lắng và muốn diệt trừ các con Mặt Trời. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn để xác định người nói và phân tích ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
Câu nói trên là lời người kể chuyện, thể hiện sự mong muốn chế ngự tự nhiên.
→ Đáp án A
Câu 4: Vì sao Đế Tuấn lại cử Hậu Nghệ xuống giúp vua Nghiêu và con người dưới trần gian? Điều đó thể hiện mong muốn gì của người xưa? A. Là một vị thần trên trời. Thể hiện mong muốn chế ngự sức mạnh của tự nhiên. B. Là một vị thần có tài năng. Thể hiện sự phối hợp giữa bầu trời và mặt đất. C. Là một vị thần có tài. Thể hiện mong muốn nhận sự trợ giúp của thần linh. D. Là vị thần có tài. Thể hiện mong muốn cuộc sống trời đất và trần gian hài hòa. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và giải thích nguyên nhân
Phân tích để rút ra mong muốn của người xưa
Lời giải chi tiết:
Đế Tuấn cử Hậu Nghệ xuống giúp vua Nghiêu và con người dưới trần gian vì Hậu Nghệ là một vị thần có tài
Điều ấy cũng thể hiện sự tin tưởng vào thần linh, vào tín ngưỡng và thể hiện mong muốn nhận sự trợ giúp của thần linh của người xưa
→ Đáp án C
Câu 5: Hành động nào của Hậu Nghệ dưới đây thể hiện rõ chức năng của nhân vật thần thoại? A. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhằm trúng các vầng thái dương trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra. B. Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu. C. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường, lại giơ cung thần một mũi tên bay đi. D. Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía |
Phương pháp giải:
Nhớ lại chức năng của nhân vật thần thoại
Đọc kĩ văn bản, chú ý các hành động của nhân vật Hậu Nghệ và đối chiếu với chức năng của nhân vật thần thoại
Lời giải chi tiết:
Các hành động của nhân vật Hậu Nghệ: Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhằm trúng các vầng thái dương
trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra.
→ Hành động phù hợp với nhân vật chính của truyện thần thoại
→ Đáp án A
Câu 6: Tác dụng của những chi tiết kì ảo trong câu chuyện trên: A. Cảm hứng về cái cao cả, suy tôn sức mạnh thần linh, vũ trụ kì bí. B. Cảm hứng về cái phi thường, cao thượng, chế ngự tự nhiên, xã hội. C. Cảm hứng anh hùng, khao khát cái cao cả ngợi ca người anh hùng. D. Cảm hứng anh hùng, ngợi ca người anh hùng. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, liệt kê những chi tiết kì ảo và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: Những chi tiết kì ảo là cảm hứng về cái cao cả, đồng thời suy tôn sức mạnh thần linh, vũ trụ kì bí
→ Đáp án A
Câu 7: Yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sự độc đáo trong các phản ánh tự nhiên, con người trong văn bản trên? A. Xuất hiện lời nhân vật, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. B. Xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng. C. Các yếu tố kì ảo đều có mối liên hệ với các yếu tố thực. D. Chi tiết thực đan cài chi tiết kì ảo cùng với cách lý giải tự nhiên, hợp lí. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết:
Yếu tố tạo nên sự độc đáo: Các yếu tố kì ảo đều có mối liên hệ với các yếu tố thực khiến câu chuyện trở nên chân thực hơn với người đọc
→ Đáp án C
Câu 8: Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản thần thoại trên có gì độc đáo? Nêu rõ tác dụng của nó A. Lời nhân vật nhiều hơn lời người kể chuyện. Tập trung khắc họa nhân vật. B. Được thể hiện đa dạng, đan xen. Thể hiện rõ nét tính cách nhân vật trung tâm C. Hòa trộn, đan xen tự nhiên. Thể hiện mong muốn, nguyện vọng của thần linh, con người có sự tương thông, tương hợp D. Tất cả đáp án trên đều đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời của người kể chuyện và lời của nhân vật
Nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Lời người kể chuyện có tác dụng:
+ Lời nhân vật nhiều hơn lời người kể chuyện. Tập trung khắc họa nhân vật.
+ Được thể hiện đa dạng, đan xen. Thể hiện rõ nét tính cách nhân vật trung tâm
+ Hòa trộn, đan xen tự nhiên. Thể hiện mong muốn, nguyện vọng của thần linh, con người có sự tương thông, tương hợp
→ Đáp án D
Câu 9: Mối quan hệ giữa vua Đế Tuấn – Hậu Nghệ - Vua Nghêu thể hiện mong muốn, khát vọng nào của người xưa? Nhận xét cảm hứng chủ đạo khi xây dựng nhân vật Hậu Nghệ (1đ)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và đối chiếu với các chi tiết liên quan đến 3 nhân vật đó
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ của 3 nhân vật:
+ Vua Đế Tuấn – vua Nghêu: Mối quan hệ trời – đất, thiên đình – trần gian
+ Hậu Nghệ - vua Nghêu: Mối quan hệ thần linh – con người
- Thể hiện quan điểm tương thông vũ trụ, trời đất “vạn vật nhất thể”, mong muốn sự phù trợ của các vị thần linh với công cuộc chinh phục tự nhiên của con người cổ sơ
- Cảm hứng chủ đạo: Ca ngợi, tôn sùng tài năng phi thường
Câu 10: Những nhận thức và khát vọng nào của con người trong văn bản trên còn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện đại ngày nay? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản (trả lời từ 6-8 dòng) (1đ)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chỉ ra những nhận thức, khát vọng của con người trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhận thức, khát vọng: niềm tin vào sức mạnh của chính bản thân của con người, khát vọng chinh phục, khám phá, chế ngự, cải tạo,… tự nhiên của con người
Học sinh tự liên hệ với trải nghiệm của bản thân để tìm mối liên quan, lý giải rõ qua chi tiết, dẫn chứng trong văn bản
II. VIẾT (4đ)
a. Xác định bức ảnh gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (8- 10 dòng) (1đ)
b. Từ những thành tựu của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hãy trình bày suy nghĩ của bạn về khát vọng chinh phục vũ trụ của con người (dài từ 1,5 – 2 trang) (3đ)
Phương pháp giải:
a. Đối chiếu hai bức ảnh với chủ đề chung văn bản, xác định mối quan hệ tương đồng và khác biệt
b. Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
a. Bức ảnh 1: Hình ảnh vũ trụ do NASA phóng vào một tiểu hành tinh ngoài vũ trụ, làm chệch quỹ đạo để không ảnh hưởng tới trái đất
Bức ảnh 2: Hình ảnh tên lửa, bệ phóng,… thăm dò vũ trụ. Như vậy, bức 1 có nhiều tương đồng với chủ đề văn bản
b.
Viết bài Nghị luận xã hội về “Khát vọng chinh phục vũ trụ của con người” | ||
Phần chính | Điểm | Nội dung cụ thể |
Mở bài | 0,5 | - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận - Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề |
Thân bài | 2,5 | 1. Giải thích một số từ ngữ quan trọng - Xác định từ ngữ, hình ảnh cần giải thích: khát vọng, chinh phục vũ trụ, tự nhiên 2. Tóm tắt vấn đề/hiện tượng - Thực trạng về sức mạnh con người hiện đại: phát minh, cống hiến, thành tựu… (từ quá khứ tới hiện tại) - Những hạn chế, khó khăn về sức mạnh của con người trước tự nhiên, khoa học, đời sống hiện tại 3. Bàn luận hiện tượng/vấn đề (lí lẽ/ dẫn chứng) - Tác động tớ tuổi trẻ, xã hội: + Cần lý giải rõ những đóng góp, thành tựu của con người ảnh hưởng đến tuổi trẻ, xã hội ra sao? Những minh chứng xác thực + Con người chinh phục, khám phá vũ trụ như thế nào? Lí giải những hạn chế, tồn tại mà con người chưa đạt được trước cuộc khám phá vũ trụ - Thái độ, hành động cụ thể đối với vấn đề 4. Cái nhìn đa chiều về vấn đề/ hiện tượng |
Kết bài | 0,5 | - Khẳng định lại ý kiến cá nhân - Đề xuất giải pháp lan tỏa ý nghĩa tích cực của vấn đề - Sự tác động của vấn đề (nhận thức, hành động) |
Yêu cầu khác | 0,5 | - Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận xã hội: sự đồng tình; sự phản đối, niềm tin,…) - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lý - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc |
Review 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 10
CLIL
Unit 5: Ambition
Đề thi giữa kì 2
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10