1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 cánh diều
Đề thi
Đề thi
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN RÙA VÀ THỎ
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.
Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
– Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.” Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi. Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ – Truyện ngụ ngôn La Phông-ten
– NXB Văn học)
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào
A. Thỏ và Cáo
B. Cáo và Rùa
C. Thỏ và Sên
D. Thỏ và Rùa
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Rùa.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Thỏ.
D. Lời của nhân vật Sên.
Câu 3. Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu?
A. Bên bờ suối
B. Bên bờ hồ
C. Bên bờ sông
D. Bên bìa rừng
Câu 4: Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường?
A. 1/2 quãng đường
B. 1/3 quãng đường
C. 1/4 quãng đường
D. 1/5 quãng đường
Câu 5. Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.”
A. trời
B. bên
C. đang
D. Một
Câu 6. Vì sao trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa?
A. Thỏ thích ngắm cảnh đẹp trên đường
B. Thỏ thích thể hiện mình
C. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa
D. Rùa muốn Thỏ nhường mình
Câu 7. Vì sao Rùa chiến thắng trong cuộc thi chạy?
A. Rùa luôn tỉnh táo, không ham chơi
B. Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng
C. Rùa may mắn hơn Thỏ
D. Thỏ nhường Rùa thắng
Câu 8. Trong câu: “Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”, từ ngạo mạn có nghĩa là gì?
A. Tự tin, biết tự lượng sức mình
B. Nhiệt tình, biết chừng mực
C. Khiêm tốn, tự tin về bản thân
D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân
Câu 9. Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì?
Câu 10. Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn)
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào A. Thỏ và Cáo B. Cáo và Rùa C. Thỏ và Sên D. Thỏ và Rùa |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện, xác định những nhân vật chính
Lời giải chi tiết:
Nhân chính trong câu chuyện trên là Thỏ và Rùa
=> Đáp án: D
Câu 2:
Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Rùa. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Thỏ. D. Lời của nhân vật Sên. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm được kể bằng ngôi kể thứ ba, người kể giấu mặt
=> Đáp án: B
Câu 3:
Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu? A. Bên bờ suối B. Bên bờ hồ C. Bên bờ sông D. Bên bìa rừng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, Rùa đang tập chạy ở bên bờ hồ
=> Đáp án: B
Câu 4:
Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường? A. 1/2 quãng đường B. 1/3 quãng đường C. 1/4 quãng đường D. 1/5 quãng đường |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước 1/2 quãng đường
=> Đáp án: A
Câu 5:
Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.” A. trời B. bên C. đang D. Một |
Phương pháp giải:
Xác định phó từ
Lời giải chi tiết:
Phó từ: đang
=> Đáp án: C
Câu 6:
Vì sao trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa? A. Thỏ thích ngắm cảnh đẹp trên đường B. Thỏ thích thể hiện mình C. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa D. Rùa muốn Thỏ nhường mình |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa vì Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa
=> Đáp án: C
Câu 7:
Vì sao Rùa chiến thắng trong cuộc thi chạy? A. Rùa luôn tỉnh táo, không ham chơi B. Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng C. Rùa may mắn hơn Thỏ D. Thỏ nhường Rùa thắng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Rùa chiến thắng trong cuộc thi chạy vì Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng
=> Đáp án: B
Câu 8:
Trong câu: “Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”, từ ngạo mạn có nghĩa là gì? A. Tự tin, biết tự lượng sức mình B. Nhiệt tình, biết chừng mực C. Khiêm tốn, tự tin về bản thân D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh để giải nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Trong câu: “Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”, từ ngạo mạn có nghĩa là kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân
=> Đáp án: D
Câu 9:
Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Bài học: Ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công
Câu 10:
Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn) |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa bằng tinh thần, ý chí bền bỉ, kiên trì và không được chủ quan. Bởi em lựa chọn như vậy vì khi đã nhận thức được bản thân có lợi thế là chạy nhanh, em sẽ phát huy tốt khả năng của mình, đồng thời kiên trì, chịu khó ắt sẽ thành công.
Phần II:
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
Phương pháp giải:
Nội dung:
- Giới thiệu được một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Trình bày được sự việc tiêu biểu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được nhắc đến nhằm gợi nhớ hình ảnh, công trạng của nhân vật lịch sử.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật / sự kiện lịch sử.
Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Vận dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài viết.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.
Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.
Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.
Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.
Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.
Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.
Bài 3. Truyện khoa học viễn tưởng
Unit 6: Survival
Chủ đề 4. Âm thanh
Chủ đề 2. Phân tử
Chủ đề 3: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7