Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả dẫn ra khu vực nào ở nước ta khan hiếm nguồn nước?
A. Thanh Hóa, Nghệ An
B. Lê Chân, Hải Phòng
C. Đồng Văn, Hà Giang
D. Đông Anh, Hà Nội
Câu 2. Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì?
A. Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống
B. Cải thiện đời sống tinh thần
C. Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
A. Xã tắc
B. Ngựa đá
C. Âu vàng
D. A và C đúng
Câu 4. Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?
A. Gấu con chân vòng kiềng
B. Lượm
C. Cô bé bán diêm
D. Khan hiếm nước ngọt
Câu 6. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:
Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to.
(Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn)
A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
C. Bài học nhận thức cho con người
D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt
Câu 7. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:
Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
(Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn)
A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
C. Bài học nhận thức cho con người
D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt
Câu 8. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Binh khí mới
B. Người lính mới
C. Con người mới
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã phủ nhận quan điểm nào?
A. Nước ngọt là nguồn vô tận
B. Nước ngọt không vô tận
C. Nước mặn không vô tận
D. Nước mặn là nguồn vô tận
Câu 10. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là:
A. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
B. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua đã trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
C. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn?
A. Tự tin, dũng cảm
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người
C. Hung hăng, ác độc
D. Tự phụ, kiêu căng
Câu 12. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ yếu phân bố ở đâu?
A. Các sa mạc lớn
B. Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a
C. Những nơi có dân cư sinh sống
D. Trong các thành phố lớn
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy kể lại một sự việc mà em chứng kiến và nhớ mãi.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả dẫn ra khu vực nào ở nước ta khan hiếm nguồn nước? A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Lê Chân, Hải Phòng C. Đồng Văn, Hà Giang D. Đông Anh, Hà Nội |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả dẫn ra khu vực Đồng Văn, Hà Giang ở nước ta khan hiếm nguồn nước
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm)
Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì? A. Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống B. Cải thiện đời sống tinh thần C. Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích:
- Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống
- Cải thiện đời sống tinh thần
- Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm)
Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt? Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng A. Xã tắc B. Ngựa đá C. Âu vàng D. A và C đúng |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
Từ “xã tắc”
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.5 điểm)
Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? cùng thể loại với văn bản nào dưới đây? A. Gấu con chân vòng kiềng B. Lượm C. Cô bé bán diêm D. Khan hiếm nước ngọt |
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? cùng thể loại với văn bản Khan hiếm nước ngọt
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây: Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to. (Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn) A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt C. Bài học nhận thức cho con người D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.5 điểm)
Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây: Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước. (Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn) A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt C. Bài học nhận thức cho con người D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Bài học nhận thức cho con người
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm)
Nghĩa của từ “tân binh” là gì? A. Binh khí mới B. Người lính mới C. Con người mới D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Giải thích nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Nghĩa của từ “tân binh” là “Người lính mới”
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.5 điểm)
Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã phủ nhận quan điểm nào? A. Nước ngọt là nguồn vô tận B. Nước ngọt không vô tận C. Nước mặn không vô tận D. Nước mặn là nguồn vô tận |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã phủ nhận quan điểm: Nước ngọt là nguồn vô tận
=> Đáp án: A
Câu 10 (0.5 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là: A. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc B. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua đã trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc C. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
Lời giải chi tiết:
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc.
=> Đáp án: C
Câu 11 (0.5 điểm)
Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn? A. Tự tin, dũng cảm B. Khệnh khạng, xem thường mọi người C. Hung hăng, ác độc D. Tự phụ, kiêu căng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý các chi tiết về nhân vật Dế Mèn
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tự phụ, kiêu căng là nhận định đúng nhất về Dế Mèn
=> Đáp án: D
Câu 12 (0.5 điểm)
Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ yếu phân bố ở đâu? A. Các sa mạc lớn B. Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a C. Những nơi có dân cư sinh sống D. Trong các thành phố lớn |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ yếu phân bố ở Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a
=> Đáp án: B
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy kể lại một sự việc mà em chứng kiến và nhớ mãi. |
Phương pháp:
a. MỞ BÀI
Giới thiệu sự việc mà em đã làm.
b. THÂN BÀI
Diễn biến sự việc:
- Em và Minh đi dạo, gặp các em lớp một đang vẽ phấn lên tường.
- Em và Minh khuyên các em bôi đi.
- Em lấy giẻ nhúng nước lau phụ.
- Thầy hiệu trưởng khen ngợi hai đứa em.
c. KẾT BÀI
Làm được việc tốt thấy lòng sung sướng.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Hôm qua, em đã làm được một việc thầy hiệu trưởng rất hài lòng.
Vào giờ chơi, em và bạn Minh cùng nhau đi dạo trước hành lang các lớp. Chợt, chúng em thấy bốn năm em nhỏ lớp một đang tụm lại làm gì đó chẳng biết. Nhìn ra thì hai em đang chăm chú vẽ hình bông hoa lên tường phòng học. Các em đứng ngoài cũng phụ hoạ theo. Em lấy phấn xanh, em lấy phấn vàng tô thêm vào ra chiều thích thú lắm.
Thấy các em vui vẻ như thế, em cũng hơi đắn đo, nhưng rồi, em phải đến vỗ vai một đứa mà nói rằng:
- Tại sao các em vẽ lên tường? Làm dơ tường hết.
Bạn Minh khuyên:
- Mấy em bôi đi, kẻo chút nữa cô rầy đấy!
Các em nghe vậy, lật đật lấy bông phấn lau túi bụi mà có sạch đâu. Em mới lấy giẻ nhúng nước lau phụ.
Đang lúc ấy thì thầy hiệu trưởng đủng đỉnh đi lại. Nghe em kể hết sự việc, thầy nói: “Các con thật xứng đáng là đàn anh của mấy em nhỏ”.
Được khen, hai đứa em nhìn nhau mà lòng lâng lâng sung sướng.
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CTST CHI TIẾT
Chương IV - ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Chủ đề 4. NUÔI DƯỠNG QUAN HỆ GIA ĐÌNH
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6