Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?
A. Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ À ơi tay mẹ là?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3. Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?
A. Cậu có hình dạng một quả dừa
B. Cập núp trong thân thể của con cóc
C. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
D. Cậu được sinh ra từ tảng đá
Câu 4. Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?
A. Mẹ đối với con
B. Con đối với mẹ
C. Người lính với người mẹ anh hùng
D. Cháu đối với bà
Câu 5. Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?
A. 1 phần
B. 2 phần
C. 3 phần
D. 4 phần
Câu 6. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?
A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc
B. Là người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo
C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay
D. Gồm A và B
Câu 7. Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Đời Hùng Vương thứ sáu
B. Đời Hùng Vường thứ bảy
C. Đời Hùng Vường thứ tư
D. Đời Hùng Vường thứ mười tám
Câu 8. Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?
A. Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
B. Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
C. Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh
D. Là từ khác nghĩa và khác âm thanh
Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên?
A. Hoa thảo mộc
B. Trăng đợi
C. Đi về nơi không chữ
D. Ra sân nhặt nắng
Câu 10. Tìm từ đồng âm trong các câu sau:
(1) Năm nay, em học lớp năm
(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít
(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
A. (1) năm; (2) bông; (3) giá
B. (1) nay; (2) bông; (3) giá
C. (1) năm; (2) hoa; (3) giá
D. (1) năm; (2) bông; (3) bao
Câu 11. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
C. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
Câu 12. Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây:
Ru cho (…) ngọn gió thú
Ru cho (…) đám sương mù lá cây
A. mềm - tan
B. tan - mềm
C. mát - mềm
D. tan - mát
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a)
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
(Bình Nguyên)
b)
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Đinh Nam Khương)
Câu 2. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất? A. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về ẩn dụ phẩm chất
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ À ơi tay mẹ là? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.25 điểm):
Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ? A. Cậu có hình dạng một quả dừa B. Cập núp trong thân thể của con cóc C. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười D. Cậu được sinh ra từ tảng đá |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ truyện Thánh Gióng
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai? A. Mẹ đối với con B. Con đối với mẹ C. Người lính với người mẹ anh hùng D. Cháu đối với bà |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.25 điểm):
Khi viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần? A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức khi viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm):
Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào? A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc B. Là người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay D. Gồm A và B |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý nhân vật bà cô
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.25 điểm):
Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. Đời Hùng Vương thứ sáu B. Đời Hùng Vường thứ bảy C. Đời Hùng Vường thứ tư D. Đời Hùng Vường thứ mười tám |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản truyện
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.25 điểm):
Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa? A. Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau B. Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau C. Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh D. Là từ khác nghĩa và khác âm thanh |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ đa nghĩa
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 9 (0.25 điểm):
Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên? A. Hoa thảo mộc B. Trăng đợi C. Đi về nơi không chữ D. Ra sân nhặt nắng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại tiểu sử, sự nghiệp của nhà văn Bình Nguyên
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 10 (0.25 điểm):
Tìm từ đồng âm trong các câu sau: (1) Năm nay, em học lớp năm (2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít (3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền? A. (1) năm; (2) bông; (3) giá B. (1) nay; (2) bông; (3) giá C. (1) năm; (2) hoa; (3) giá D. (1) năm; (2) bông; (3) bao |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 11 (0.25 điểm):
Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc? A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm C. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy |
Phương pháp giải:
Từ nhân vật thánh Gióng rút ra giá trị biểu trưng của nhân vật
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 12 (0.25 điểm):
Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây: Ru cho (…) ngọn gió thú Ru cho (…) đám sương mù lá cây A. mềm - tan B. tan - mềm C. mát - mềm D. tan - mát |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Phần II.
Câu 1 (2 điểm):
Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt. a) Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. (Bình Nguyên) b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn... Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. (Đinh Nam Khương) |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ láy để làm câu này.
Lời giải chi tiết:
Các từ láy là:
a. dãi dầu => Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ
b.
nghẹn ngào => Tác dụng: tâm trạng xúc động đến mức nghẹn trong cổ
rưng rưng => Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ
Câu 2 (5 điểm):
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học. |
Phương pháp giải:
Em làm tuần tự theo các bước:
a. Chuẩn bị
b. Tìm ý và lập dàn ý
c. Viết
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất trong những ngày đầu tới trường của tôi.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa. Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp chín… Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn. Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một… những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?
Thời gian trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học mến yêu của tôi.
Chủ đề 2: Các phép đo
Đề thi giữa kì 1
CHƯƠNG IV - ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Chủ đề 4. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chủ đề 1. KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6