1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 cánh diều
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu chuyện của những ngón tay
Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:
- Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.
Các ngón khác đều cãi rằng:
- Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!
Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chú, tức là đeo nhẫn cưới.
Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:
- Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?
- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi người đều sợ tôi trỏ vì không muốn mình là nguyên nhân, chậm tiến của cả tập thể.
- Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ – Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối…
Từ nãy chỉ có ngón út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng…
- Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi
- Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lức ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều em ra móc với nhau. Nhiều khi được việc ra phết đấy!
(Theo https://mgvanhkhuyen.tptdm.edu.vn/)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật trong câu chuyện?
A. Nhân hóa
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 3. Nối các từ ngữ trong câu chuyện trên (đã liệt kê) ở cột A sao cho tương ứng với từ loại của từ ngữ đó ở cột B.
A | B |
1. Ngón tay, nhẫn cưới, ông chủ | a. Động từ |
2. Khoe khoang, phê bình, phản đối | b. Tính từ |
3. Im lặng, nhỏ bé | c. Danh từ |
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Mỗi ngón tây trong câu chuyện tượng trưng cho một nét tính cách, phẩm chất của con người trong cuộc sống. Ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Nhân vật nào không có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng trong câu chuyện trên?
A. Ngón cái
B. Ngón trỏ
C. Ngón giữa
D. Ngón đeo nhẫn
Câu 6. “Câu chuyện của những ngón tay” gợi cho em nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn nào đã học?
A. Thầy bói xem voi
B. Đẽo cày giữa đường
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 7. Em thích cách ứng xử của ngón tay nào nhất? Vì sao?
Câu 8. “Câu chuyện những ngón tay” gửi đến chúng ta nhiều bài học hay. Em hãy nêu một bài học mà em rút ra được sau khi đọc câu chuyện
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Câu 2. Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học.
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Nghị luận B. Tự sự C. Biểu cảm D. Miêu tả |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể, cách kể chuyện
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm):
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật trong câu chuyện? A. Nhân hóa B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. So sánh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, quan sát các nhân vật
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Nối các từ ngữ trong câu chuyện trên (đã liệt kê) ở cột A sao cho tương ứng với từ loại của từ ngữ đó ở cột B.
|
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các loại từ
Lời giải chi tiết:
1-c; 2-a; 3-b
Câu 4 (0.25 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Mỗi ngón tay trong câu chuyện tượng trưng cho một nét tính cách, phẩm chất của con người trong cuộc sống. Ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Từ câu chuyện của những ngón tay rút ra nội dung, ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.25 điểm):
Nhân vật nào không có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng trong câu chuyện trên? A. Ngón cái B. Ngón trỏ C. Ngón giữa D. Ngón đeo nhẫn |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm):
“Câu chuyện của những ngón tay” gợi cho em nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn nào đã học? A. Thầy bói xem voi B. Đẽo cày giữa đường C. Ếch ngồi đáy giếng D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại một câu chuyện ngụ ngôn có nội dung tương tự
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 7 (1.0 điểm):
Em thích cách ứng xử của ngón tay nào nhất? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Chọn cách ứng xử của ngón tay mình yêu thích và lí giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
- Em thích cách ứng xử của ngón tay út.
- Vì ngón tay út biết mình nhỏ bé nên rất khiêm tốn trong cuộc trò chuyện giữa các ngón tay. Đồng thời qua các câu thoại của ngón út, chúng ta còn nhận thấy được bài học ý nghĩa của con người trong cuộc sống: phải nhìn nhận thấy khuyết điểm, hạn chế của mình và có thái độ tự phê bình nghiêm khắc để tiến bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có thái độ sống thân thiện, hòa nhã, đoàn kết với nhau…
Câu 8 (0.5 điểm):
“Câu chuyện những ngón tay” gửi đến chúng ta nhiều bài học hay. Em hãy nêu một bài học mà em rút ra được sau khi đọc câu chuyện. |
Phương pháp giải:
Rút ra bài học ý nghĩa, phù hợp với nội dung câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Một số bài học được rút ra từ câu chuyện:
- Mỗi ngón tay có một đặc điểm riêng và đảm nhận vai trò, ý nghĩa trong bàn tay khi hoạt động. Vì vậy, không nên đề cao vai trò của ngón tay này mà xem thường, chỉ trích vai trò của ngón tay khác.
- Từ câu chuyện này, chúng ta cũng nhận thức được bài học sâu sắc cho bản thân: mỗi con người sống trong cuộc đời này đều có đặc điểm, vai trò riêng; cần trân trọng giá trị của mỗi người, sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau; không nên đề cao vị trí, vai trò của mình mà xem thường vai trò, giá trị của người khác.
- Phê phạn những kẻ huênh hoang, tự phụ, có thói quen chỉ trỏ phê bình người khác mà không nhìn nhận lại bản thân để lắng nghe, rút kinh nghiệm, sống tốt hơn.
Phần II.
Câu 1 (2 điểm):
Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây: Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ (Đỗ Trung Lai) |
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp so sánh và phân tích tác dụng của nó
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng:
- Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu
Câu 2 (5 điểm):
Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học. |
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc đã học
Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm
- Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, tóm tắt sự việc)?
- Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã,...)?
- Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống,...)?
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
a. Mở bài
Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm
b. Thân bài
- Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể
+ Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc: cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô; cảm nghĩ về Giáo sư A-rô-nác, nhân vật xưng “tôi” trong truyện hoặc cảm xúc về trận chiến với bạch tuộc
+ Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc:
Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm và vị tha; hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội
Em cảm phục, ngượng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác hoặc trận chiến với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả
Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu
c. Kết bài
Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn
Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - chi tiết
Bài 8. Nét đẹp văn hóa Việt
Unit 2: Healthy Living
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7