1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phogn trào do thực dân đề xướng như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.
Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.
Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.
(Trương Văn Quỳnh, Theo http://vanban.laocai.gov.vn/)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2. Các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 có nội dung nổi bật nào sau đây?
A. Vạch trần các thủ đoạn vơ vét, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến
B. Cổ vũ nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc
C. Phản ánh chân thực đời sống xã hội, đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc
D. Đề cập những xu hướng xây dựng xã hội hiện đại phù hợp cho con người
Câu 3. Em hiểu đánh giá của nhà văn Nguyễn Khải về các tác phẩm lớn thời kì 1930 – 1945 là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” nghĩa là gì?
A. Tâng bốc giá trị của các tác phẩm văn học thời kì này
B. Khẳng định các tác phẩm văn học thời kì này hay hơn các thời kì trước đó
C. Khẳng định giá trị to lớn của các tác phẩm văn học thời kì này
D. A và C đều đúng
Câu 4. Theo người viết, nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà văn hiện thực thời kì 1930 – 1945 “gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết” là gì?
A. Vì các nhà văn rất yêu người lao động
B. Vì xuất thân gần gũi với nhân dân lao động
C. Vì đó là xu thế tất yếu của văn học thời kì này
D. Vì họ ghét tầng lớp địa chủ, tư sản
Câu 5. Câu văn Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” là yếu tố nào trong văn bản?
A. Là câu dẫn dắt vấn đề
B. Là ý kiến của người viết
C. Là lí lẽ của người viết
D. Là bằng chứng người viết đưa ra
Câu 6. Điền và Hộ trong bài viết là ai?
A. Là bút danh của tác giả
B. Là tên các nhà văn
C. Là tên nhân vật văn học
D. Là tên người đọc tác phẩm
Câu 7. Vì sao người viết nhắc nhiều đến Nam Cao, các tác phẩm và nhân vật của Nam Cao?
A. Vì Nam Cao là người gần gũi với tác giả nên được ưu ái
B. Vì Nam Cao là người sáng tác duy nhất của dòng văn học hiện thực
C. Vì Nam Cao là tác giả tiêu biểu phản ánh mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống thông qua tác phẩm, nhân vật văn học
D. B và C đều đúng
Câu 8. Câu văn Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết. được mở rộng thành phần gì?
A. Thành phần trạng ngữ
B. Thành phần chủ ngữ
C. Thành phần vị ngữ
D. Không có thành phần mở rộng
Câu 9. Đọc văn bản, em hiểu thêm được điều gì về văn học hiện thực phê phán nước ta giai đoạn 1930 – 1945?
Câu 10. Em hiểu thế nào về quan niệm sáng tác của nhà văn Nam Cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. Xác định các từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô phù hợp
Từ ngữ | Miền Bắc | Miền Nam | Miền Trung |
Ba má |
|
|
|
Đìa |
|
|
|
Thức quà |
|
|
|
Răng rứa |
|
|
|
Mô tê |
|
|
|
Khóm |
|
|
|
Dứa |
|
|
|
Lợn |
|
|
|
O |
|
|
|
Cây viết |
|
|
|
Câu 2. Trong cuộc sống đã rất nhiều lần em mang lại niềm vui, sự hạnh phúc cho cha mẹ và người thân mỗi khi em đạt được điểm giỏi, làm được việc tốt,… Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về niềm vui của người thân trong một lần như vậy.
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Thuyết minh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.25 điểm):
Các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 có nội dung nổi bật nào sau đây? A. Vạch trần các thủ đoạn vơ vét, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến B. Cổ vũ nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc C. Phản ánh chân thực đời sống xã hội, đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc D. Đề cập những xu hướng xây dựng xã hội hiện đại phù hợp cho con người |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đồng thời dựa vào hiểu biết của em
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Em hiểu đánh giá của nhà văn Nguyễn Khải về các tác phẩm lớn thời kì 1930 – 1945 là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” nghĩa là gì? A. Tâng bốc giá trị của các tác phẩm văn học thời kì này B. Khẳng định các tác phẩm văn học thời kì này hay hơn các thời kì trước đó C. Khẳng định giá trị to lớn của các tác phẩm văn học thời kì này D. A và C đều đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Theo người viết, nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà văn hiện thực thời kì 1930 – 1945 “gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết” là gì? A. Vì các nhà văn rất yêu người lao động B. Vì xuất thân gần gũi với nhân dân lao động C. Vì đó là xu thế tất yếu của văn học thời kì này D. Vì họ ghét tầng lớp địa chủ, tư sản |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Câu văn Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” là yếu tố nào trong văn bản? A. Là câu dẫn dắt vấn đề B. Là ý kiến của người viết C. Là lí lẽ của người viết D. Là bằng chứng người viết đưa ra |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Điền và Hộ trong bài viết là ai? A. Là bút danh của tác giả B. Là tên các nhà văn C. Là tên nhân vật văn học D. Là tên người đọc tác phẩm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý 2 nhân vật được nhắc đến
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm):
Vì sao người viết nhắc nhiều đến Nam Cao, các tác phẩm và nhân vật của Nam Cao? A. Vì Nam Cao là người gần gũi với tác giả nên được ưu ái B. Vì Nam Cao là người sáng tác duy nhất của dòng văn học hiện thực C. Vì Nam Cao là tác giả tiêu biểu phản ánh mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống thông qua tác phẩm, nhân vật văn học D. B và C đều đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.25 điểm):
Câu văn Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết. được mở rộng thành phần gì? A. Thành phần trạng ngữ B. Thành phần chủ ngữ C. Thành phần vị ngữ D. Không có thành phần mở rộng |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mở rộng thành phân trong câu
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 9 (1.0 điểm):
Đọc văn bản, em hiểu thêm được điều gì về văn học hiện thực phê phán nước ta giai đoạn 1930 – 1945? |
Phương pháp giải:
Đưa ra hiểu biết của mình qua việc khái quát chính xác nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nội dung phản ánh của văn học
- Xuất thân của các nhà văn
- Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao
Câu 10 (1.0 điểm):
Em hiểu thế nào về quan niệm sáng tác của nhà văn Nam Cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Nam Cao muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực, không được thoát li đời sống để trở thành lừa dối.
- Nghệ thuật chân chính phải nhìn thẳng vào sự thực cuộc sống, nói lên nỗi khốn khổ của nhân dân và vì nhân dân mà lên tiếng.
Phần I (6 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm)
Xác định các từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô phù hợp
|
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về từ địa phương để trả lời
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ | Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Ba má |
|
| X |
Đìa |
| X |
|
Thức quà | X |
|
|
Răng rứa |
| X |
|
Mô tê |
| X |
|
Khóm |
|
| X |
Dứa | X |
|
|
Lợn | X |
|
|
O |
| X |
|
Cây viết |
|
| X |
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong cuộc sống đã rất nhiều lần em mang lại niềm vui, sự hạnh phúc hoặc thậm chí là những nỗi buồn cho cha mẹ. Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về niềm vui hoặc lỗi lầm của mình. |
Phương pháp giải:
- Mở đoạn: Giới thiệu được sự việc biểu cảm
- Thân đoạn:
+ Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về sự việc cần biểu cảm, có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả để làm rõ tình cảm, cảm xúc của mình
+ Rút ra bài học từ sự việc vừa biểu cảm
- Kết đoạn: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc vừa biểu cảm
Lời giải chi tiết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Có lẽ kỉ niệm khó quên nhất trong cuộc đời em là lỗi lầm mà em đã phạm phải vào năm lớp 4. Thời gian đã trôi qua đã làm xóa nhòa nhiều thứ, nhưng ký ức về ngày hôm đó vẫn luôn in sâu trong tâm trí em. Đó chính là sự việc em đã trốn mẹ đi chơi cùng những đứa bạn trong xóm vào một buổi trưa nắng vô cùng chói chang. Lỗi lầm này đã cho em biết rằng tình mẹ luôn là một tình cao bao la và thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Chạy theo dòng ký ức về buổi trưa nắng hè hôm đó, đấy là vào một trưa hè tháng 6. Những tia nắng chói chang đã chiếu xuống từng ngõ phố, con đường từ lúc sớm tinh mơ. Thức dậy vào buổi sớm hôm đấy với tiếng nói dịu dàng của mẹ “Con dậy ăn sáng rồi ở nhà trông nhà cho mẹ đi chợ một chút nhé. Nay mẹ làm món con thích đó”. Tiếng mẹ xa dần tôi liền nhanh chóng dậy ăn sáng. Oa, quả thật món ăn sáng nay quá tuyệt, đúng món bánh mì trứng mà tôi thích. Tôi quả thật rất thích cảm giác hè về, vừa được nghỉ ngơi ở nhà, vừa được chơi những thứ mình thích. Đang nằm dài trên ghế xem phim hoạt hình thì tôi chợt nghe tiếng bọn thằng Nam gọi: “Hùng ơi, tí nữa đi chơi không? Hùng ơi”. Tôi vội chạy ra cổng thì đúng là đám bạn ở xóm tôi hay chơi, chúng nó rủ trưa nay đi ra bờ sông cuối làng bơi. Tôi do dự nhớ đến lời mẹ dặn không được đi ra những chỗ sông nước sâu vì có thể gặp nguy hiểm. Nhưng lời mời gọi quá hấp dẫn, tôi liền đồng ý. Và rồi mấy đứa chúng tôi hẹn nhau ăn cơm trưa xong sẽ tụ tập ở nhà Nam rồi xuất phát. Và rồi tôi bảo bọn nó đi về vì mẹ tôi sắp đi chợ về, nếu biết mẹ tôi chắc chắn không cho tôi đi.
Một lúc sau mẹ tôi về thật, mẹ nấu cơm trưa cho cả nhà ăn, cơm trưa nay cũng toàn món hấp dẫn. Đối với tôi đồ mẹ nấu vẫn luôn là ngon nhất. Ăn xong mẹ dặn dò tôi ngồi nghỉ lát rồi phải vào giường đi ngủ trưa. Đợi mẹ ngủ say, tôi lẻn trốn ra khỏi nhà đến chỗ bọn thằng Nam. Bọn nó càu nhàu “Sao ra muộn quá vậy. Đi nhanh thôi”. Tôi vội nói lảng qua chuyện khác rồi giục bọn nó đi nhanh kẻo muộn. Dự tính của tôi sẽ về trước thời gian mẹ tôi ngủ dậy để mẹ không biết chuyện này.
Thế rồi chúng tôi cùng kéo nhau ra bờ sông cuối làng, dòng nước ở đây thật hấp dẫn với mấy đứa tôi. Giữa trưa hè thế này được ngâm mình dưới dòng nước còn gì tuyệt vời hơn. Nói rồi mấy đứa cởi áo rồi nhảy tõm xuống đó bơi. Cả lũ chúng tôi chơi đùa dưới nước sau đó lại kéo nhau đi hái trộm xoài, ăn đến là ngon. Vì quá vui mà tôi quên mất việc phải về nhà. Lúc nhớ ra thì trời cũng xẩm tối rồi. Mấy đứa vội vã ba chân bốn cẳng chạy vội về.
Về đến nhà tôi đã thấy mẹ cùng mấy cô bác hàng xóm đang xôn xao đi tìm mấy đứa chúng tôi. Đứa nào cũng lấm lét sợ phải ăn roi. Rồi mọi người cũng thở phào vì chúng tôi đã về. Đứa nào về nhà đứa đấy, mẹ không trách mắng tôi mà chỉ bảo tôi vào tắm rửa rồi ra ăn cơm. Mẹ bảo sẽ nói chuyện với tôi sau. Lúc đó tôi vô cùng sợ và hối hận “Lẽ ra mình nên về sớm hơn”.
Tối đó khi đang ngồi học bài, bỗng dưng tôi thấy đầu choáng váng rồi tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi tôi tỉnh lại thì màn đêm vẫn đang bao phủ nhưng tôi đã nằm trên giường và mẹ đang ở bên lấy khăn đắp trên trán cho tôi. Mẹ cứ đi lại, khuôn mặt đầy sự lo lắng. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ vội vã hỏi “Con có sao không? Có thấy mệt lắm không?”. Bỗng dưng lúc đó tôi òa khóc, tôi xin lỗi mẹ, vì không nghe lời mẹ nên giờ mới như thế này. Mẹ ôm tôi vào lòng và an ủi, mẹ không trách mắng tôi nửa lời mà nói cho tôi hiểu tác hại và sự nguy hiểm về những hành động tôi làm. Tôi thấy hối hận lắm. Tôi hứa với mẹ sẽ không bao giờ trốn mẹ đi chơi như vậy nữa...
Đó chính là kỉ niệm mà tôi nhớ mãi đến tận bây giờ. Tôi nhớ từng cử chỉ lo lắng, chăm sóc cho tôi vô cùng chan chứa tình yêu thương. Có lẽ dù đi đâu, dù khôn lớn đến bao nhiêu thì mẹ vẫn là người chiếm trọn trái tim tôi.
Bài 3: Tự trọng
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Chương VI. Từ
Đề thi học kì 2
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7