Câu 1
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 2 (SGK trang 24), phần 1 (SGK trang 28). Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
- Nêu những điểm giống và khác nhau giữa kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân thuận ở phía sau. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt hướng theo cầu.
* Khác nhau:
- Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân thuận ở phía sau kiễng gót, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.
+ Thực hiện: Tung cầu lên cao từ 20 – 30 cm, cách người từ 40 – 60 cm, di chuyển chân thuận từ sau ra trước, từ dưới lên trên, dùng mu bàn chân đá cầu lên cao theo phương thẳng đứng. Chân thuận tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt đất từ 30 – 50 cm. Khi tiếp xúc cầu thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
- Kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân thuận đặt phía sau, nửa trước bàn chân chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài, chân trụ đặt phía trước, bàn chân vuông góc và cách đường biên ngang khoảng 20 cm, tay bên chân thuận cầm cầu, để cầu ngang thắt lưng, cách thân người từ 30 -35 cm, mắt nhìn hướng giao cầu.
+ Thực hiện: Tung cầu cao ngang ngực, cách thân người từ 40 – 45 cm, chân trước làm trụ chân sau lăng ra trước, từ dưới lên trên, mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40 cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi ngả về trước
+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, chân đá cầu bước về trước một bước và chuẩn bị cho động tác tiếp theo.
Câu 2
Thảo luận nhóm với chủ đề: Các trường hợp vận dụng kĩ thuật đá cầu vào cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần kiến thức về kĩ thuật đá cầu
- Thảo luận nhóm với chủ đề: Các trường hợp vận dụng kĩ thuật đá cầu vào cuộc sống hàng ngày.
Lời giải chi tiết:
Đá cầu là môn thể thao mang tính phổ thông với những ưu điểm như dễ chơi, không tốn thời gian và tiền bạc và đặc biệt nó đòi hỏi sự vận động của rất nhiều các bộ phận của cơ thể: hệ cơ chân, tay, vai cổ, lườn và hệ xương khớp như các khớp chân đầu gối, cột sống… Vì vậy, đá cầu có tác dụng tốt không chỉ đối với thể trạng mà còn rất tốt cho cả hệ tuần hoàn và hệ thần kinh…
- Giúp phát triển cơ và tăng chiều cao.
- Giảm mỡ thừa.
- Săn chắc đôi chân.
- Giải tỏa căng thẳng.
- Tăng khả năng tập chung.
- Mở rộng những mối quan hệ thân thiện…
Câu 3
Vận dụng kĩ thuật giao cầu thấp chân bằng mu chính diện trong các trò chơi và tập luyện hằng ngày.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân ( SGK trang 28 ).
- Vận dụng kĩ thuật giao cầu thấp chân bằng mu chính diện trong các trò chơi và tập luyện hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
*Học sinh tự vận dụng kĩ thuật giao cầu thấp chân bằng mu chính diện trong các trò chơi và tập luyện hằng ngày.
Học sinh tham khảo trò chơi sau:
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
+ Chuẩn bị: Học sinh đứng thành vòng tròn cách nhau một sải tay. Cử hai người vào trong vòng tròn, một người đóng vai mèo, một người đóng vai chuột, đứng quay lưng vào nhau.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, trọng tài chạm tay vào vai ai thì người đó đóng vai chuột, người còn lại đóng vai mèo. Chuột nhanh chóng chạy luồn lách giữa các thành viên trong phạm vi vòng tròn. Trong khi chạy, chuột có quyền làm mọi động tác gây cười để mèo phải làm theo. Mèo đuổi thật nhanh để bắt lấy chuột, chuột chạy đường nào, mèo phải đuổi theo đường đó, chuột làm động tác gì, mèo phải làm theo động tác đó. Khi mèo bắt được chuột thì mèo sẽ giành phần thắng, Trong thời gian quy định, nếu mèo không bắt được chuột thì chuột sẽ thắng cuộc.
Chương 8. Địa lí dân cư
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Đề thi học kì 1
Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức
Xúy Vân giả dại