Câu 1
Tìm và chép lại 3 câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề.
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các câu có sử dụng dấu gạch ngang trong bài là:
- Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”.
- Thế cháu biết phi ngựa chưa?
- Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.
Câu 2
Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì? (Đánh dấu tích vào ô trống trước đáp án đúng.)
- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Phương pháp giải:
Em đọc các cậu mà mình tìm được để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để:
- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 3
Đọc câu chuyện Nhà bác học không ngừng học và thực hiện các yêu cầu:
a. Gạch dưới những lời đối thoại có trong câu chuyện.
Nhà bác học không ngừng học
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: Cha đã là bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đác-uyn bình thản đáp: Bác học không có nghĩa là ngừng học.
(Theo Hà Vị)
b. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật? (Đánh dấu tích vào ô trống trước đáp án đúng.)
- Dấu chấm
- Dấu phẩy
- Dấu ngoặc kép
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu chuyện để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a.
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: Cha đã là bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đác-uyn bình thản đáp: Bác học không có nghĩa là ngừng học.
(Theo Hà Vị)
b. Theo em, cần sử dụng dấu câu để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật là:
- Dấu ngoặc kép
Câu 4
Trong giờ học Mĩ thuật, em để quên bút chì ở nhà nên phải mượn bạn ngồi cạnh. Bạn đồng ý cho em mượn. Hãy viết lại lời nói của em và bạn em có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
- Minh ơi, để tớ quên bút chì ở nhà mất rồi. Cậu có còn chiếc bút chì nào không?
- Tớ còn một chiếc đây này.
- Thế cậu cho tớ mượn bút chì nhé?
- Được. Cậu lấy dùng đi.
- Cảm ơn cậu nhé!
- Không có gì!
Câu 5
Đọc bài Cậu bé học làm thuốc hoặc tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về một người yêu nghề, say mê với công việc (hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh) và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Ngày đọc: 08/09/2022
- Tên bài: Cậu bé học làm thuốc
- Tác giả: Yên Bình – Phương Linh.
- Sự việc được nói đến: Một câu bé cha mẹ mất sớm, được một nhà sư nuôi dạy và học làm thuốc. Sau này cậu trở thành danh ý nổi tiếng.
Điều em học được từ bài đọc: sự kiên trì, bền bỉ, ham học hỏi, tìm tòi và tấm lòng yêu thương con người từ Tuệ Tĩnh.
Một câu hỏi của em về nội dung bài: Vì sao Tuệ Tĩnh dự thi và đỗ cao nhưng không ra làm quan?
Mức độ yêu thích: 5 sao.
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài
Unit 5: There are five rooms in my house.
Stop and Check 2A & 2B
Unit 5: Sports & Hobbies
Chủ đề: GIA ĐÌNH
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3