Câu 1
Bức tranh dưới đây cho em biết điều gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát bức tranh và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh là những chủ điểm mà em đã được học.
Câu 2
Viết tên 1 – 2 bài đọc em yêu thích ở mỗi chủ điểm.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các bài đọc đã học và lựa chọn bài em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Em yêu thích một số bài đọc như:
- Những sắc màu thiên nhiên: Bầu trời, Mưa
- Bài học từ cuộc sống: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Quả hồng của thỏ con
- Đất nước ngàn năm: Đất nước là gì, Núi quê tôi
- Trái đất của chúng mình: Ngọn lửa Ô-lim-píc, Rô - bốt ở quanh ta
- Những trải nghiệm thú vị: Ngày gặp lại, Về thăm quê
- Cổng trường rộng mở: Đi học vui sao, Con đường đến trường
- Mái nhà yêu thương: Ngưỡng cửa, Món quà đặc biệt
- Cộng đồng gắn bó: Những bậc đá chạm mây, Những chiếc áo ấm
Câu 3
Đọc lại một bài em yêu thích và trả lời các câu hỏi sau:
a. Bài đọc đó thuộc chủ điểm nào?
b. Bài đó viết về ai hoặc viết về sự vật gì?
c. Chi tiết nào trong bài đọc khiến em thấy thú vị?
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các bài đọc và lựa chọn một bài đọc mà em yêu thích rồi trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Em rất thích bài Bầu trời ở chủ điểm Những sắc màu thiên nhiên.
b. Bài đọc miêu tả cảnh sắc của bầu trời. Qua đó em học được rất nhiều kiến thức về bầu trời như màu sắc, cảnh vật ở trên trời. Em còn được học về tầm quan trọng của bầu trời đối với sự sống của chúng ta.
c. Em rất thích chi tiết tả màu sắc bầu trời trong bài đọc.
Câu 4
Ghi lại 1 – 2 câu em và bạn đã ghép được trong trò chơi Ghép từ ngữ để tạo câu (bài tập 4, SHS Tiếng Việt 3, tập hai, trang 135).
a. Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp để tạo câu.
b. Ghép từ ngữ chỉ người hoặc con vật với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp để tạo câu.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các câu khi thực hiện trò chơi cùng các bạn và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp: con suối – róc rách, rừng cây – rậm rạp, ngọn núi – cheo leo, mặt hồ - êm ả, đồng lúa – vàng óng,...
b. Ghép từ ngữ chỉ người hoặc con vật với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp: cô giáo – dạy học, họa sĩ – vẽ tranh, học sinh – đến trường, chú hề - biểu diễn,...
Câu 5
Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Tưởng tượng
Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế___
Em: - Thuốc đó đắng lắm___
Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt___ Em sẽ uống dễ dàng___
Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ___
(Theo Truyện cười thông minh dí dỏm)
Phương pháp giải:
Em đọc và chọn dấu câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế?
Em: - Thuốc đó đắng lắm!
Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt. Em sẽ uống dễ dàng.
Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ?
Câu 6
Chép lại câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên.
Phương pháp giải:
Em đọc lại câu chuyện để tìm câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu kể: Em sẽ uống dễ dàng.
Câu hỏi: Sao em không uống thuốc đúng giờ thế?
Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ?
Câu cảm: Thuốc đó đắng lắm!
Câu khiến: Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt.
Câu 7
Viết tên tác giả của những bài thơ dưới đây:
- Tác giả bài thơ Đất nước là gì?:
- Tác giả bài thơ Tiếng nước mình:
- Tác giả bài thơ Một mái nhà chung:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các bài thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Đất nước là gì (Huỳnh Mai Liên)
- Tiếng nước mình (Trúc Lâm)
- Một mái nhà chung (Định Hải)
Câu 8
Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài Đàn chim gáy (SHS Tiếng Việt 3, tập hai, trang 136) theo 3 nhóm dưới đây:
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc, suy nghĩ và phân loại phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Đặc điểm về màu sắc: đôi mắt nâu trầm ngâm.
b. Đặc điểm về hình dáng: béo nục, cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc tạp dề công nhân đầy cườm lấp lánh biêng biếc.
c. Đặc điểm về tính tình, phẩm chất: hiền lành.
Câu 9
Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây:
Hiền lành, chăm chỉ, đông đúc.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- hiền lành: tốt bụng, lương thiện.
- Chăm chỉ: siêng năng, cần cù.
- Đông đúc: tấp nập, nhộn nhịp.
Câu 10
Dựa vào tranh dưới đây, đặt câu có hình ảnh so sánh.
Phương pháp giải:
Em quan sát các tranh và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Những chiếc lá bay trong gió như những chú cá đang tung tăng dưới đại dương
- Tán lá cọ xòe trong như ông mặt trời chói chang giữa trưa hè
Chủ đề 13: Xem đồng hồ, tháng - năm, tiền việt nam
Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh
Học kì 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3