Câu 1
Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lặng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão"
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố mình
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lặng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão"
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố
Vụng về chăm con ngày bão.
Câu 2
Nối câu ở cột A với kiểu câu thích hợp ở cột B.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu ở cột A để phân loại vào kiểu câu phù hợp ở cột B.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Dấu hiệu nhận biết câu khiến là:
- Trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào...
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
Câu 4
Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong mỗi tình huống dưới đây:
Phương pháp giải:
Em dựa vào những dấu hiệu của câu khiến và sử dụng các từ cho trước để đặt câu hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
a. Chị hãy hướng dẫn em làm bưu thiếp nhé!
Mẹ hướng dẫn con làm bưu thiếp đi ạ!
b. Các bạn nhỏ hãy giữ trật tự trong rạp chiếu phim nhé!
Các bạn nhỏ đừng nói chuyện trong rạp chiếu phim nhé!
c. Bố mẹ cho con về thăm quê nhé!
Bố mẹ hãy cho con về thăm quê đi ạ!
d. Bố mua cho con cuốn truyện kia nhé!
Bố mua cho con cuốn truyện kia đi!
Câu 5
Khoanh vào chữ cái trước câu khiến.
a. Minh sang nhà bác Thành cùng anh trai.
b. Hai anh em mình chơi “cá ngựa” đi!
c. Hãy nhớ tắt điện khi ra khỏi phòng!
d. Em mở giúp chị cái cửa sổ nhé!
e. Ôi! Gió thổi mạnh quá!
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các câu khiến là:
b. Hai anh em mình chơi “cá ngựa” đi!
c. Hãy nhớ tắt điện khi ra khỏi phòng!
d. Em mở giúp chị cái cửa sổ nhé!
Câu 6
Đọc bài thơ Bà em hoặc tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn,... trong sách, báo, tạp chí,...
Lời giải chi tiết:
- Ngày đọc: 8/8/2022
- Tên bài: Bà em
- Tác giả: Ninh Đức Hậu
Nhân vật/ câu thơ/ chi tiết em thích nhất: Bầu trời rộng bao la / Bà cho em đôi cánh.
Lí do em thích nhân vật/ câu thơ/ chi tiết đó: Câu thơ khiến em cảm thấy bà vô cùng quan trọng. Bà là người luôn ở bên cạnh giúp đỡ, chăm sóc em, giúp em theo đuổi ước mơ, khám phá thế giới, bay đến chân trời cao rộng,...
Mức độ yêu thích: 5 sao
Bài tập cuối tuần 29
Bài tập cuối tuần 32
VBT TIẾNG VIỆT 3 TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Chủ đề 3. Làm quen với hình phẳng, hình khối
Chủ đề 12: Cộng, trừ trong phạm vi 100 000
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3