Câu 1
Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.
Phương pháp giải:
Em dựa vào câu chuyện để sắp xếp lại cho hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Làm bài tập a hoặc b.
a. Điền s hoặc x vào chỗ trống.
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt ........au
Không .....ô đẩy nhau
…..ếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên ........ân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng .......óa
Bong bóng phập phồng.
(Theo Nguyễn Diệu)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
Cây dừa xanh toa nhiều ........ (tào/ tàu)
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên ........ (cao/ cau)
Đêm hè hoa nở cùng …….(sao/ sau)
……dừa – chiếc lược chải ………mây xanh. (tào/ tàu) (vào/ vàu)
(Theo Trần Đăng Khoa)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a.
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng.
b.
Cây dừa xanh toa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Câu 3
Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng cho trước.
Sao, xao
Sào, xào
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- sao: ngôi sao, ánh sao, sao chép, bản sao,...
- xao: lao xao, xôn xao, xao xuyến, xao nhãng,...
- sào: sào ruộng, sào huyệt, cây sào,...
- xào: xào nấu, xào thịt, xào rau, xào xạc,...
Câu 4
Điền tiếng bắt đầu bằng s, x hoặc tiếng chứa ao, au vào chỗ trống.
Sắp mưa. Những đám mây chuyển sang màu ......... xịt. Mọi người cuống quýt dừng xe, cùng ....... tìm chỗ trú mưa. Mưa sầm ........ trút xuống. Tiếng mưa rào ......... Mưa xối ........ như có bao nhiêu nước đều trút hết xuống. Mưa một lúc rồi tạnh dần. Vòm trời ….. biếc. Phía chân trời, cầu vồng đủ màu ….. hiện ra.
(Theo Mạnh Cường)
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Sắp mưa. Những đám mây chuyển sang màu xám xịt. Mọi người cuống quýt dừng xe, cùng nhau tìm chỗ trú mưa. Mưa sầm sập trút xuống. Tiếng mưa rào rào. Mưa xối xả như có bao nhiêu nước đều trút hết xuống. Mưa một lúc rồi tạnh dần. Vòm trời xanh biếc. Phía chân trời, cầu vồng đủ màu sắc hiện ra.
Câu 5
Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.
G:
- Câu chuyện cho em biết thêm điều gì?
- Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
- Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để nói lên cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện Hàng xóm của tắc kè đã cho em biết về cách tiếp xúc, giao lưu, giao tiếp với bạn bè, hàng xóm. Em rất thích chi tiết các bạn thằn lằn, ốc sên và nhái xanh đi thăm tắc kè. Bởi vì chi tiết ấy đã nói lên sự quan tâm, lo lắng, sẻ chia của các bạn đối với tắc kè. Câu chuyện đã cho em bài học quý giá về tình bạn, tình làng nghĩa xóm, cho em biết rằng không nên vội vàng đánh giá một sự việc mà cần tìm hiểu, biết thấu hiểu và sẻ chia.
Chủ đề 12: Cộng, trừ trong phạm vi 100 000
Chủ đề 3. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Unit 6. I have a new friend.
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3