Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
LG a
LG a
Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm \(A(2;1) ;\)
Phương pháp giải:
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)
Điểm \(M(x_0;y_0)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=ax+b\) khi \(y_0=ax_0+b\)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)
Vì đường thẳng \(y = ax \) đi qua điểm A(2;1) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng với phương trình đường thẳng.
Ta có : \(1 = a.2 \Leftrightarrow a = \dfrac{1}{2}\)
Vậy hệ số góc mà đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm \(A(2;1)\) là \(a = \dfrac{1}{2}\).
LG b
LG b
Tìm hệ số của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm \(B(1;-2) ;\)
Phương pháp giải:
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)
Điểm \(M(x_0;y_0)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=ax+b\) khi \(y_0=ax_0+b\)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)
Vì đường thẳng \(y = ax\) đi qua điểm \(B(1;-2)\) nên tọa độ điểm \(B\) nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Ta có: \(- 2 = a.1 \Leftrightarrow a = - 2\)
Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm B(1;-2) là \(a = -2.\)
LG c
LG c
Vẽ đồ thị của các hàm số với hệ số góc tìm được ở các câu a) , b) trên cùng một mặt phẳng tọa độ và chứng tỏ rằng hai đường thẳng đó vuông góc với nhau.
Phương pháp giải:
Xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số \(y=ax+b,\) sau đó vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Với \(a = \dfrac{1 }{2}\) ta có hàm số: \(y = \dfrac{1 }{2}x\)
Với \(a = -2\) ta có hàm số : \(y = - 2x\)
*) Vẽ đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{ 2}x\)
Cho \(x = 0\) thì \(y = 0\). Ta có: \(O(0;0)\)
Cho \(x = 2\) thì \(y = 1\). Ta có: \(A(2;1)\)
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{2}x\) đi qua O và A.
*) Vẽ đồ thị hàm số \(y = -2x\)
Cho \(x = 0\) thì \(y = 0\). Ta có : \(O(0;0)\)
Cho \(x = 1\) thì \(y = -2\) . Ta có : \(B(1;-2)\)
Đồ thị hàm số \(y = -2x\) đi qua điểm O và B.
*Gọi A’, B’ lần lượt là hình chiếu của A, B trên Ox, Oy.
Ta có hai tam giác AA’O và BB’O có hai cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau nên chúng bằng nhau.
Suy ra : \(\widehat {AOA'} = \widehat {BOB'}\) (1)
Vì \({\rm{Ox}} \bot {\rm{Oy}}\) nên \(\widehat {BOA'} + \widehat {BOB'} = {90^0}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra : \(\widehat {BOA'} + \widehat {AOA'} = {90^0}\)
Suy ra \(OA \bot OB\) hay hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x\) và \(y = -2x\) vuông góc với nhau.
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Đề thi học kì 1
Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương