Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Trên đường tròn bán kính \(R\) lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm \(A\), ba cung \(AB, BC, CD\) sao cho sđ\(\overparen{AB}= {60^o}\), sđ\(\overparen{BC}= {90^o}\), sđ\(\overparen{CD}= {120^o}\).
a) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì ?
d) Chứng minh rằng hai đường chéo của tứ giác \(ABCD\) vuông góc với nhau.
c) Tính độ dài các cạnh của tứ giác \(ABCD\) theo \(R\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Sử dụng số đo cả đường tròn bằng \(360^\circ \) để tính số đo cung \(AD\).
Sử dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác có hai cạnh đáy song song và hai cạnh bên (hoặc hai góc ở đáy) bằng nhau.
b) Sử dụng: Số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn bẳng nửa tổng số đo hai cung bị chắn
c) Sử dụng định lý Pytago và tính chất tam giác đều.
Lời giải chi tiết
a) Xét cung \(DA\) , ta có :
sđ\(\overparen{DA}=\) \(360^\circ - \) (sđ \(\overparen{AB}+\) sđ\(\overparen{BC}+\) sđ\(\overparen{CD}\)) \( = 360^\circ - 270^\circ = 90^\circ .\)
Vậy sđ\(\overparen{DA}= 90^\circ \) ta có : sđ\(\overparen{BC}\) = sđ\(\overparen{DA}\)
\( \Rightarrow \widehat {ACD} = \widehat {BAC} = \dfrac{1}{2}\) sđ\(\overparen{AD}\). Do đó, ta có \(AB//DC\) và \(\overparen{BC}= \overparen{AD}\) \( \Rightarrow BC = DA.\)
Vậy tứ giác\(ABCD\) là hình thang cân.
b) Gọi \(E\) là giao điểm của hai đường chéo \(AC\) và \(BD\). Góc \(AEB\) có đỉnh nằm bên trong đường tròn nên ta có:
\(\widehat {AEB} = \dfrac{1}{2}\) (sđ \(\overparen{AB}\) + sđ \(\overparen{CD}\)). Từ giả thiết ta có sđ\(\overparen{CD}\)\( = 120^\circ ;\) sđ\(\overparen{AB}\) \( = 60^\circ \)
Vậy \(\widehat {AEB} = 90^\circ \Rightarrow AC \bot BD.\)
c) Ta có \(\widehat {AOB} = \) sđ\(\overparen{AB}\) \( = 60^\circ \) là góc ở tâm và \(OA = OB = AB\)
\( \Rightarrow \Delta {\rm A}OB\) là tam giác đều.
Vậy \(AB = R.\)
Ta có \(\widehat {AOD} = \) sđ \(\overparen{AD}\) \( = 90^\circ \)và \(OA = OD = R \Rightarrow \Delta AOD\) là tam giác vuông cân.
\(A{D^2} = O{A^2} + O{D^2} = 2{R^2}.\) Vậy \(AD = R\sqrt 2 \) và \(BC = AD = R\sqrt 2 ,\) vì \(ABCD\) là hình thang cân.
Kẻ \(OH \bot CD\) tại \(H\)
Vì sđ\(\overparen{CD}\) \( = 120^\circ \) \(\Rightarrow \widehat{COD}=120^0.\)
Lại có \(\Delta DOC\) cân tại \(O\) có \(OH\) là đường cao nên \(OH\) cũng là đường phân giác
\( \Rightarrow \widehat{HOC}=\widehat{DOC}:2=120^0:2=60^0.\)
Xét \(\Delta OCH\) vuông tại \(H\) ta có:
\(HC=OC.\sin \widehat{COH}=\dfrac{R\sqrt{3}}{2}.\)
Mà \(H\) là trung điểm của \(CD\) (định lý đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy).
\(\Rightarrow CD=2.CH=R\sqrt3.\)
Vậy \(AB = R;DC = R\sqrt3;BC = AD = R\sqrt 2 \)
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 8 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Long