Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Trong những trường hợp sau, làm thế nào để viết phương trình đường thẳng:
LG a
Đi qua một điểm và có vectơ chỉ phương cho trước.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua M0 (x0,y0,z0 ) và nhận \(\overrightarrow u = \left( {a;b;c} \right)\) làm vectơ chỉ phương có phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\).
LG b
Đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A(xA,yA,zA) và B = (xB,yB,zB) là đường thẳng đi qua A(xA,yA,zA) và vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow u = \overrightarrow {AB} \) \( = \left( {{x_B} - {x_A},{y_B} - {y_A},{z_B} - {z_A}} \right)\)
Đường thẳng AB có phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_A} + \left( {{x_B} - {x_A}} \right)t\\y = {y_A} + \left( {{y_B} - {y_A}} \right)t\\z = {z_A} + \left( {{z_B} - {z_A}} \right)t\end{array} \right.\)
LG c
Đi qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng cho trước.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua A(xA,yA,zA) và vuông góc với mp(α):Ax+By+Cz+D=0 là đường thẳng đi qua A(xA,yA,zA) và nhận \(\overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} = \left( {A;B;C} \right)\) là vectơ chỉ phương nên đường thẳng đó có phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_A} + At\\y = {y_A} + Bt\\z = {z_A} + Ct\end{array} \right.\)
LG d
Đi qua một điểm và song song với hai mặt phẳng cắt nhau cho trước.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua A và song song với hai mặt phẳng cắt nhau (P) và (Q) là đường thẳng đi qua A và nhận vectơ \(\overrightarrow u = \left[ {\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} } \right]\) làm vectơ chỉ phương, trong đó \({\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} }\) lần lượt là vectơ pháp tuyến của (P) và (Q).
LG e
Đi qua một điểm và cắt hai đường thẳng chéo nhau cho trước.
Lời giải chi tiết:
Để viết phương trình đường thẳng đi qua A và cắt nhau với hai đường thẳng chéo nhau d1 và d2 ta làm như sau:
+ Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa A và d1:
+ Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa A và d2:
+ Giao tuyến của (P) và (Q) chính là đường thẳng cần tìm, vậy phương trình đường thẳng cần tìm là hệ hai phương trình của mặt phẳng (P) và mp(Q).
Cách khác:
- Gọi B, C lần lượt là giao điểm của \({d_1},{d_2}\) với \(\Delta \).
- Tham số hóa tọa độ của B, C theo ẩn t, t’.
- Tính tọa độ các véc tơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).
- Lập hệ phương trình ẩn t, t’ dựa vào chú ý \(\overrightarrow {AB} = k\overrightarrow {AC} \) (do \(A,B,C\) thẳng hàng, cùng thuộc \(\Delta \)).
- Giải hệ phương trình tìm \(t,t'\) suy ra tọa độ A, B và viết phương trình.
LG f
Là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau cho trước?
Lời giải chi tiết:
Cho hai đường thẳng d1 và d2 chéo nhau, đường vuông góc chung Δ của d1 và d2 là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q), trong đó (P) chứa d1 và Δ, (Q) chứa d2 và chứa Δ.
Vậy để viết phương trình đường vuông góc chung của d1 và d2 cần viết được phương trình của (P) và (Q)
+ Mặt phẳng (P) chứa d1 và Δ là mặt phẳng đi qua M1∈d1 và nhận vectơ \(\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right]} \right]\) làm vectơ pháp tuyến, trong đó \(\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} \) lần lượt là vectơ chỉ phương của d1 và d2.
+ Mặt phẳng (Q) chứa d2 và Δ là mặt phẳng đi qua M2∈d2 và nhận vectơ \(\left[ {\overrightarrow {{u_2}} ,\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right]} \right]\) làm vectơ pháp tuyến.
Vậy phương trình của Δ là hệ phương trình của hai mặt phẳng (P) và (Q).
Cách khác:
- Gọi A, B lần lượt là giao điểm của \({d_1},{d_2}\) với \(\Delta \).
- Tham số hóa tọa độ của A, B theo ẩn t, t’.
- Lập hệ phương trình ẩn t, t’ dựa vào chú ý \(\overrightarrow {AB} \bot \overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {AB} \bot \overrightarrow {{u_2}} \) hay \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{u_1}} = 0\\\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{u_2}} = 0\end{array} \right.\).
- Giải hệ phương trình tìm \(t,t'\) suy ra tọa độ B, C và viết phương trình.
Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 12
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN