Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Vẽ mỗi cặp đường thẳng sau trong cùng một mặt phẳng tọa độ rồi tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng đó:
LG a
LG a
\( 2x + y = 1\) và \(4x – 2y = -10;\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
1) Vẽ đường thẳng có phương trình \(ax+by=c,\ (b \ne 0)\):
Ta có \(ax+by=c \Leftrightarrow y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Xác định hai điểm \(A,B\) thuộc đồ thị hàm số \(y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Đường thẳng đã cho là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
2) Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\) và \(y=a'x+b'\) là nghiệm của phương trình: \(ax+b=a'x+b'\).
Giải phương trình trên ta tìm được \(x\). Thay giá trị của \(x\) vào phương trình \(y=ax+b\) hoặc \(y=a'x+b'\), ta tìm được tung độ giao điểm.
Lời giải chi tiết:
- Ta có \(2x + y = 1 \Leftrightarrow y = -2x + 1\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 1\) ta được \(A(0 ; 1)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x =\displaystyle {1 \over 2}\) ta được \(B\displaystyle\left( {{1 \over 2};0} \right)\)
Đường thẳng \(2x + y = 1\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
- Ta có \(4x – 2y = -10 \Leftrightarrow y = 2x + 5\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 5\) ta được \(C(0 ; 5)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \displaystyle - {5 \over 2}\) ta được \(D \displaystyle\left( -{{5 \over 2};0} \right)\)
Đường thẳng \(4x – 2y = -10\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(C,\ D\).
- Tìm tọa độ giao điểm:
Hoành độ giao điểm \(I\) của hai đường thẳng \( 2x + y = 1\) và \(4x – 2y = -10\) là nghiệm của phương trình:
\( - 2x + 1 = 2x + 5 \Leftrightarrow 4x = - 4 \\ \Leftrightarrow x = - 1\)
Suy ra tung độ giao điểm \(I\) là \( y = -2 .(- 1) + 1 = 2 + 1 = 3\)
Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng đã cho là \( I(-1 ; 3).\)
LG b
LG b
\( 0,5x + 0,25y = 0,15\) và \(\displaystyle - {1 \over 2}x + {1 \over 6}y = - {3 \over 2};\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
1) Vẽ đường thẳng có phương trình \(ax+by=c,\ (b \ne 0)\):
Ta có \(ax+by=c \Leftrightarrow y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Xác định hai điểm \(A,B\) thuộc đồ thị hàm số \(y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Đường thẳng đã cho là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
2) Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\) và \(y=a'x+b'\) là nghiệm của phương trình: \(ax+b=a'x+b'\).
Giải phương trình trên ta tìm được \(x\). Thay giá trị của \(x\) vào phương trình \(y=ax+b\) hoặc \(y=a'x+b'\), ta tìm được tung độ giao điểm.
Lời giải chi tiết:
- Ta có \(0,5x + 0,25y = 0,15\) \( \Leftrightarrow y = -2x + 0,6\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 0,6\) ta được \(E(0;0,6)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 0,3\) ta được \(F(0,3;0)\)
Đường thẳng \(0,5x + 0,25y = 0,15\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(E,\ F\).
- Ta có \( \displaystyle - {1 \over 2}x + {1 \over 6}y = - {3 \over 2} \Leftrightarrow y = 3x – 9\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = - 9\) ta được \(G(0 ; -9)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 3\) ta được \(H(3 ; 0)\)
Đường thẳng \(\displaystyle - {1 \over 2}x + {1 \over 6}y = - {3 \over 2}\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(G,\ H\).
- Tìm tọa độ giao điểm:
Hoành độ giao điểm \(J\) của hai đường thẳng \( 0,5x + 0,25y = 0,15\) và \(\displaystyle - {1 \over 2}x + {1 \over 6}y = - {3 \over 2}\) là nghiệm của phương trình:
\(\eqalign{
& - 2x + 0,6 = 3x - 9 \Leftrightarrow 5x = 9,6 \cr
& \Leftrightarrow x = 1,92 \cr} \)
Suy ra tung độ giao điểm \(J\) là \( y = 3.1,92 – 9 = -3,24\)
Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng đã cho là \( J(1,92 ; -3,24).\)
LG c
LG c
\( 4x + 5y = 20\) và \(0,8x + y = 4;\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
1) Vẽ đường thẳng có phương trình \(ax+by=c,\ (b \ne 0)\):
Ta có \(ax+by=c \Leftrightarrow y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Xác định hai điểm \(A,B\) thuộc đồ thị hàm số \(y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Đường thẳng đã cho là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
2) Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\) và \(y=a'x+b'\) là nghiệm của phương trình: \(ax+b=a'x+b'\).
Giải phương trình trên ta tìm được \(x\). Thay giá trị của \(x\) vào phương trình \(y=ax+b\) hoặc \(y=a'x+b'\), ta tìm được tung độ giao điểm.
Lời giải chi tiết:
- Ta có \(4x + 5y = 20\) \( \Leftrightarrow y = -0,8x+ 4 \ \ \ (1)\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 4\) ta được \(M(0 ; 4)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 5\) ta được \(N(5 ; 0)\)
Đường thẳng \(4x + 5y = 20\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M,\ N\).
- Ta có \(0,8x + y = 4\) \( \Leftrightarrow y=-0,8x + 4 \ \ \ (2) \)
- Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra hai đường thẳng đã cho trùng nhau. Do đó hai đường thẳng này có vô số điểm chung.
LG d
LG d
\( 4x + 5y = 20\) và \(2x + 2,5y = 5.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
1) Vẽ đường thẳng có phương trình \(ax+by=c,\ (b \ne 0)\):
Ta có \(ax+by=c \Leftrightarrow y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Xác định hai điểm \(A,B\) thuộc đồ thị hàm số \(y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
Đường thẳng đã cho là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
2) Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\) và \(y=a'x+b'\) là nghiệm của phương trình: \(ax+b=a'x+b'\).
Giải phương trình trên ta tìm được \(x\). Thay giá trị của \(x\) vào phương trình \(y=ax+b\) hoặc \(y=a'x+b'\), ta tìm được tung độ giao điểm.
Lời giải chi tiết:
- Ta có \(4x + 5y = 20\) \( \Leftrightarrow y = -0,8x + 4\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 4\) ta được \(P(0 ; 4)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 5\) ta được \(Q(5 ; 0)\)
Đường thẳng \(4x + 5y = 20\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(P,\ Q\).
- Ta có \(2x + 2,5y = 5\) \( \Leftrightarrow y = -0,8x + 2\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) ta được \(R(0 ; 2)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 2,5\) ta được \(S(2,5 ; 0)\)
Đường thẳng \(2x + 2,5y = 5\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(R,\ S\).
- Hai đường thẳng đã cho có hệ số góc bằng nhau, tung độ gốc khác nhau nên chúng song song với nhau. Do đó hai đường thẳng đã cho không có tọa độ giao điểm.
Đề thi vào 10 môn Toán Sóc Trăng
QUYỂN 2. NẤU ĂN
Bài 4: Bảo vệ hoà bình
Đề cương ôn tập học kì 1
CHƯƠNG 4. HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU