Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Bằng phương pháp tọa độ, làm thế nào để tính khoảng cách:
LG a
Từ một điểm đến một mặt phẳng.
Lời giải chi tiết:
Cho điểm A(x0,y0,z0),mp(α):Ax+By+Cz+D=0;
Khoảng cách từ điểm A đến mp(α) được xác định như sau:
\(d\left( {A,\left( \alpha \right)} \right) = \dfrac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C{z_0} + D} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\)
LG b
Từ một điểm đén một đường thẳng
Lời giải chi tiết:
Cho điểm A(x0,y0,z0) và đường thẳng \({d_1}:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_1} + {a_1}t\\y = {y_1} + {b_1}t\\z = {z_1} + {c_1}t\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\)
Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng (d1) là: \(d\left( {A,\left( {{d_1}} \right)} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {A{M_1}} ,\overrightarrow {{u_1}} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{u_1}} } \right|}}\)
Trong đó M1 (x1,y1,z1) là điểm trên (d1 ), \(\overrightarrow {{u_1}} = \left( {{a_1};{b_1};{c_1}} \right)\) là vectơ chỉ phương của d1.
LG c
Giữa hai đường chéo nhau.
Lời giải chi tiết:
Cho hai đường thẳng \({d_1}:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_1} + {a_1}t\\y = {y_1} + {b_1}t\\z = {z_1} + {c_1}t\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\) và \({d_2}:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_2} + {a_2}t\\y = {y_2} + {b_2}t\\z = {z_2} + {c_2}t\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\) chéo nhau, khi đó khoảng cách giữa hai đường thẳng d1 và d2 là: \(d\left( {{d_1},{d_2}} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right].\overrightarrow {{M_1}{M_2}} } \right|}}{{\left| {\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right]} \right|}}\)
Trong đó M1∈d1 và \(\overrightarrow {{u_1}} \) là vectơ chỉ phương của d1
M2 ∈d2 và \(\overrightarrow {{u_2}} \) là vectơ chỉ phương của d2
LG d
Giữa hai đường thẳng song song
Lời giải chi tiết:
Cho hai đường thẳng \({d_1}:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_1} + {a_1}t\\y = {y_1} + {b_1}t\\z = {z_1} + {c_1}t\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\) và \({d_2}:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_2} + {a_2}t\\y = {y_2} + {b_2}t\\z = {z_2} + {c_2}t\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\) song song với nhau, khi đó cách từ d1 đến d2 là khoảng cách từ 1 điểm trên d1 đến đường thẳng d2, chẳng hạn: \(d\left( {{d_1},{d_2}} \right) = d\left( {M,{d_2}} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {{M_1}{M_2}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{u_2}} } \right|}}\)
Trong đó M1∈d1,M2∈d2, \(\overrightarrow {{u_2}} \) là vectơ chỉ phương của đường thẳng d2.
LG e
Giữa hai mặt song song.
Lời giải chi tiết:
Cho hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau, khi đó khoảng cách giữa (α) và (β) là khoảng cách từ một điểm M bất kì thuộc (β)đến (α).
Chẳng hạn, M(x0,y0,z0)∈(β) và (α):Ax+By+Cz+D=0
Khi đó \(d\left( {\left( \alpha \right),\left( \beta \right)} \right) = d\left( {M,\left( \alpha \right)} \right)\) \( = \dfrac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C{z_0} + D} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\)
LG f
Giữa đường và mặt phẳng song song với đường thẳng đó.
Lời giải chi tiết:
Giả sử đường thẳng d1 song song với mặt phẳng (α):Ax+By+Cz+D=0.
Khi đó khoảng cách từ d1 đến mặt phẳng (α) là khoảng cách từ 1 điểm M bất kì thuộc d1 đến mp(α)
Chẳng hạn M1 (x1,y1,z1 )∈d1, khi đó ta có:
\(d\left( {{d_1},\left( \alpha \right)} \right) = d\left( {{M_1},\left( \alpha \right)} \right)\) \( = \dfrac{{\left| {A{x_1} + B{y_1} + C{z_1} + D} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\)
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 – Hóa học 12
Unit 16 : The Associantion Of Southeast Asian Nations - Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
Unit 2: Cultural Diversity - Tính đa dạng văn hóa
Unit 7. Economic Reforms
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)