Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB = a, AC = 3a\). Trên cạnh \(AC\) lấy các điểm \(D, E\) sao cho \(AD = DE = EC.\)
a) Chứng minh: \(\displaystyle {{DE} \over {DB}} = {{DB} \over {DC}}\)
b) Chứng minh \(∆BDE\) đồng dạng \(∆CDB\)
c) Tính tổng \(\widehat {AEB} + \widehat {BCD}\) bằng hai cách
Cách 1: Sử dụng kết quả ở câu b);
Cách 2: Dùng máy tính bỏ túi hoặc bảng lượng giác.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông.
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
- Sử dụng: Trong tam giác ABC vuông tại A thì \(tan\widehat {ACB} = \displaystyle {{AB} \over {AC}}\)
Lời giải chi tiết
a) Ta có: \(AD = DE = EC = \dfrac{{AC}}{3} = a\)
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông \(ABD\), ta có:
\(B{D^2} = A{D^2} + A{B^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2}\)
Suy ra: \(BD = a\sqrt 2 \)
Ta có:
\(\eqalign{
& {{DE} \over {DB}} = {a \over {a\sqrt 2 }} = {{\sqrt 2 } \over 2}; \cr
& {{DB} \over {DC}} = {{a\sqrt 2 } \over {2a}} = {{\sqrt 2 } \over 2} \cr} \)
Vậy \(\displaystyle {{DE} \over {DB}} = {{DB} \over {DC}}\)
b) Xét \(∆BDE\) và \(∆CDB\), ta có:
\(\displaystyle {{DE} \over {DB}} = {{DB} \over {DC}}\) (1)
\(\widehat {BDE} = \widehat {BDC}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(∆BDE\) đồng dạng \(∆CDB\) (c-g-c).
c) * Cách 1:
Ta có: \(∆BDE\) đồng dạng \(∆CDB\) \(\Rightarrow \widehat {BED} = \widehat {CBD}\)
Mặt khác:
\(\widehat {AEB} + \widehat {BCD} = \widehat {BED} + \widehat {BCD}\)\( = \widehat {CBD} + \widehat {BCD}\) (3)
Trong \(∆BCD\), ta có:
\(\widehat {ADB} = \widehat {CBD} + \widehat {BCD}\) (tính chất góc ngoài) (4)
Lại có: \(\widehat {ADB} = 45^\circ \) (vì ∆ABD vuông cân tại A) (5)
Từ (3), (4) và (5) suy ra: \(\widehat {AEB} + \widehat {BCD} = 45^\circ \)
* Cách 2:
Ta có: \(AE=AD+DE=2a\)
Trong tam giác \( ABE\), ta có:
\(tan\widehat {AEB} = \displaystyle {{AB} \over {AE}} = {a \over {2a}} = {1 \over 2}\)
Suy ra: \(\widehat {AEB} = 26^\circ 34'\)
Trong tam giác vuông \(ABC\), ta có:
\(tan\widehat {ACB} = \displaystyle {{AB} \over {AC}} = {a \over {3a}} = {1 \over 3}\)
Suy ra: \(\widehat {ACB} = 18^\circ 26'\)
Suy ra \(\widehat {AEB} + \widehat {ACB}=26^\circ 34'+18^\circ 26'=45^0\)
Vậy \(\widehat {AEB} + \widehat {ACB} = \widehat {AEB} + \widehat {BCD} = 45^\circ \)
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 2: Tự chủ
Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân