Đọc hiểu
Câu 1:
Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, mai đây chắc còn gian khổ nhiều hơn, em nào muốn về với gia đình thì trung đoàn cho về.
b) Hoàn cảnh chiến khu mai đây rất gian khổ, các em nên trở về với gia đình.
c) Hoàn cảnh chiến khu đã bớt gian khổ, các em có thể về với gia đình.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: a) Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, mai đây chắc còn gian khổ nhiều hơn, em nào muốn về với gia đình thì trung đoàn cho về.
Câu 2
Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì họ thấy cặp mắt trung đoàn trưởng ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng.
b) Vì họ không muốn trở về nhà trong hoàn cảnh chiến khu đang rất khó khăn.
c) Vì họ biết rằng chiến khu mai đây chắc càng gian khổ.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói vì:
b) Vì họ không muốn trở về nhà trong hoàn cảnh chiến khu đang rất khó khăn.
Câu 3
Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Chúng em muốn về nhà.
b) Chúng em rất xúc động.
c) Chúng em xin ở lại.
Phương pháp giải:
Em đọc từ “Trước ý kiến đột ngột” đến “làm trung đoàn trưởng rơi nước mắt.”
Lời giải chi tiết:
Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng là: c) Chúng em xin ở lại.
Câu 4
Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Khoanh tròn chữ cái trước ý em đúng:
a) Giọng nói của Lượm.
b) Lời nói của Mừng.
c) Lời hát của cả đội.
d) Ý kiến khác của em (nếu có): ....................
*Vì sao chi tiết đó khiến em cảm động? Viết tiếp để hoàn thành câu:
Chi tiết đó khiến em cảm động vì ...........................................
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc và tự liên hệ bản thân, nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết trong bài khiến em cảm động là
d) Ý kiến khác: chi tiết các bạn nhỏ đều xin ở lại chiến khu.
Chi tiết đó khiến em cảm động vì tình cảm của các bạn dành cho chiến khu. Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà vì tất cả đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói khát để ở lại sống chết với chiến khu chứ không muốn sống chung với bọn Việt gian, bọn Tây.
Luyện tập
Câu 1:
Gạch dưới câu khiến trong lời của nhân vật Mừng:
Mừng nói như van lơn:
- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm...
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Mừng nói như van lơn:
- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm...
Câu 2
Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến là: Hãy cho chúng em ở lại.
Câu 3
Viết mỗi bộ phận của câu sau với mỗi cột phù hợp trong bàng:
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Sự vật 1: Tiếng hát.
Đặc điểm: bùng lên
Từ so sánh: như
Sự vật 2: ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Đề thi học kì 1
Unit 11: I'm learning.
Chủ đề 2: TRƯỜNG HỌC
Chủ đề 13: Xem đồng hồ, tháng - năm, tiền việt nam
Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3