Bài tập đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng trang 3 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Đẽo cày giữa đường trang 7 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân trang 11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 13 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Những cánh buồm trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Mây và sóng trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Mẹ và quả trang 20 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 22 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 23 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 25 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tượng đài vĩ đại nhất trang 28 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 29 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Cây tre Việt Nam trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Người ngồi đợi trước hiên nhà trang 33 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Trưa tha hương trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Câu 1
Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Những dòng thơ nào trong bài thơ giúp em biết được bối cảnh của cuộc dạo chơi và trò chuyện của hai cha con?
(1) Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh
(2) Cát càng mịn, biển càng trong
(3) Cha dắt con đi dưới ánh mặt trời
(4) Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
(5) Sẽ có cây có cửa có nhà
(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
A. (1) – (4) – (5)
B. (1) – (2) – (3)
C. (2) – (4) – (6)
D. (3) – (5) – (6)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và sắp xếp các sự kiện
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 2
Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Dòng nào nêu đúng nhất diễn biến tình cảm, thái độ của người cha trong bài thơ?
A. Vui tươi – trầm ngâm – nhớ về quá khứ – yêu thương
B. Vui tươi – yêu thương – nhớ về quá khứ – trầm ngâm
C. Vui tươi – yêu thương – trầm ngâm – nhớ về quá khứ
D. Vui tươi – nhớ về quá khứ – yêu thương – trầm ngâm
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và xác định mạch cảm xúc của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 3
Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 3, SGK) Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh “cánh buồn” được nhắc đến ba lần: ở dòng thơ thứ 14 (Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa), dòng thơ thứ 21 và 22 (Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: / Cha mượn cho con buồm trắng nhé)
- “Cánh buồm” tượng trưng cho phương tiện để hiện thực hóa khát vọng được đi khắp đó đây, khám phá những điều mới mẻ của người con
Câu 4
Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến
a) Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng dấu câu nào để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con?
b) Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ: “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” có tác dụng gì?
c) Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy tình cảm gì của cha dành cho con? Câu trả lời của người cha cho thấy điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
a) Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng dấu hai chấm để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con
b) Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ: “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” góp phần diễn tả sự mênh mông, bát ngát của biển cả
c) Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước câu hỏi của con, thay vào đó là sự trìu mến, yêu thương, ân cần giảng giải cho con. Câu trả lời của người cha cho thấy ông khuyến khích con tìm hiểu những vùng đất mới, nơi mà ông cũng chưa hề đi đến. Có thể ông cũng đã từng như con mình và giờ đây, đứa con sẽ hiện thực ước mơ đó của ông.
Câu 5
Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 4, SGK) Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, người con hỏi và nói với cha:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
[…]
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…
Qua những câu hỏi, lời nói ở trên, người con muốn được đến những nơi “chưa hề đi đến” để khám phá những điều mới mẻ ở đó. Đó là ước mơ rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.
Câu 6
Câu 6 (trang 17, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 5, SGK) Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và đặt mình vào vị trí người cha.
Lời giải chi tiết:
Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ của mình khi còn nhỏ. Người cha cũng từng khao khát được đi xa, đến những vùng đất mới để tìm hiểu những điều mới lạ.
Câu 7
Câu 7 (trang 17, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ước mớ, khát vọng lớn nhất của em khi còn nhỏ là gì? Hãy chia sẻ ngắn gọn về ước mơ, khát vọng đó.
Câu 8
Câu 8 (trang 17, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc bài thơ Bố đứng nhìn biển cả và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hãy chỉ ra tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ trên. So sánh với tình cảm, cảm xúc của người cha trong bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và trả lời
Lời giải chi tiết:
- Trong bài thơ Bố đứng nhìn biển cả, người bố thể hiện tình yêu thương con, hi vọng và tin tưởng con sẽ có được một tương lại tươi sáng
- Đó cũng chính là điểm tương đồng giữa tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ Bố đứng nhìn biển cả với tình cảm, cảm xúc của người cha trong bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7