Bài Hê - ra - clét đi tìm táo vàng trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 11 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thần Trụ Trời trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thăng Long Đông Đô Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam trang 39 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội Đền Hùng trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 42 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 43 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Từ nào sau đây đúng ngữ âm, chính tả tiếng Việt?
a) biểu ngữ/ biển ngữ
b) cảm khoái/ cảm khái
c) khuyên góp/ quyên góp
d) việt vị/ liệt vị
e) chuẩn đoán/ chẩn đoán
Phương pháp giải:
- Tra cứu từ điển tiếng Việt.
- Dựa vào các kiến thức tiếng Việt đã được học và kiến thức cá nhân tìm ra đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Các từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng là:
a) biểu ngữ
b) cảm khái
c) quyên góp
d) việt vị
e) chẩn đoán
Câu 2
Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó.
a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán.
b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.
c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một công phu, hoàn thành mĩ miều.
d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức cũ về lỗi dùng từ.
- Vận dụng vào bài để tìm ra từ mắc lỗi, từ đúng thay thế.
Lời giải chi tiết:
a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: quyết đoán → quyết liệt
b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: danh giá → danh tiếng
c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: mĩ miều → mĩ mãn
d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: ngộ sát → ngộ độc
Câu 3
Chọn từ trong ngoặc đơn phù hợp với nội dung câu và giải thích vì sao em chọn như vậy.
Phương pháp giải:
- Tra cứu từ điển tiếng Việt.
- Dựa vào các kiến thức tiếng Việt đã được học và kiến thức cá nhân tìm ra đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
a) chót vót → Đúng ngữ âm, chính tả.
b) khắc phục → Đúng ngữ nghĩa, ngữ cảnh.
c) muông thú → Đúng ngữ âm, chính tả.
d) trong trẻo → Đúng ngữ âm, chính tả.
e) thường ngày → Đúng ngữ nghĩa, ngữ cảnh.
Câu 4
Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng
b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt
c) Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều
d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức cũ về lỗi dùng từ.
- Vận dụng vào bài để tìm ra lỗi dùng từ.
Lời giải chi tiết:
a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Lượng mưa không thể đi với kéo dài được → Sửa “lượng mưa” thành “mùa mưa”
→ Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng.
b) Lỗi dùng tư không đúng nghĩa
“bệnh nhân pha chế điều trị” là sai → sửa: bệnh nhân được điều trị.
→ Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế.
c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
“chứng minh” là sai → Sửa thành “minh chứng”
→ Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều.
d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
“lực lượng” là sai → Sửa thành “tấn công”
→ Trước lối chơi tấn công của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.
Câu 5
Trong những kết hợp sau đây, kết hợp nào bị xem là sai hoặc dư thừa?
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức cũ về lỗi dùng từ.
- Vận dụng vào bài để tìm ra lỗi dùng từ.
Lời giải chi tiết:
a) anh con trai
b) trận gió thu phong
c) giải pháp tối ưu nhất
d) quyền lực tối cao nhất
Câu 6
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Phương pháp giải:
Tra cứu từ điện tiếng Việt để thực hiện bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) đăm chiêu
b) chăm sóc
c) mạt sát
d) uy tín/ tín nhiệm
Câu 7
Nhận xét về cách dùng từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa, ngữ cảnh để nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất thành công trong việc phân tích và đánh giá thế giưới nghệ thuật của Nguyễn Du. Cách dùng các từ “khoan khoái”, “ghê rợn”, “e lệ”. “trắng trợn”, “tàn bạo”, “thô bỉ”, “khí thế ngang tàng” rất trúng và đúng với tâm thế, tính cách nhân vật mà Nguyễn Du khắc hoạ trong tác phẩm của mình.
Chủ đề 9. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Unit 10: New Ways to Learn
Unit 5: The environment
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Đề thi giữa kì 2
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10